Lợi lạc của Đại Bảo Tháp
Đăng bởi: Nguyễn Phương Hà My - 06/01/2022
Một lần, Vua Trisong Detsen hỏi Đức Liên Hoa Sinh: “Thưa Thượng sư! Xin Ngài nói cho chúng con biết về lợi ích và phước báu của việc phục lạy trước Bảo Tháp, đi nhiễu quanh Tháp, chiêm bái và cúng dường, cùng làm công quả cho nơi tụ hội hợp nhất của chư Phật quá khứ, hiện tại và vị lai”.
Ý nghĩa của chủng tử OM
Đăng bởi: Nguyễn Phương Hà My - 06/01/2022
Chữ OM là một phiên âm tiết hay phiên âm vần của những âm thanh được kết lại từ những chữ : A. U. M, trong Phạn ngữ, và cũng là một âm thanh có một không hai trên đời, bởi vì "âm thanh vần" này bao gồm tất cả sự cấu tạo của vũ trụ và thường dùng trong các câu Thần chú của đạo Phật, đạo Hinđu, đạo Giai Na, đạo Sikh, đạo Bà La Môn.
Ba giai đoạn tu tập Kim Cương thừa
I. Giai đoạn cơ bản
Còn gọi là giai đoạn "Ngondro", tức Pháp tu nền tảng hay Pháp tu dự bị. Trước tiên, hành giả phải tu tập, chiêm nghiệm, thiền quán "Bốn bước khởi đầu bình thường" và "Năm bước khởi đầu phi thường".
Chuyển hóa Ngũ độc - Ngũ đại thành Ngũ Trí Như Lai - Ngũ Trí Phật Mẫu
Theo quan kiến Phật giáo, những si mê, phiền não thông thường của con người được chia thành 5 loại hay còn gọi là Ngũ độc, bao gồm tham ái, sân giận, vô minh, kiêu ngạo và đố kỵ. Đạo Phật cho rằng chúng là toàn bộ những yếu tố khiến chúng ta mê đắm trong khổ đau luân hồi và chưa thể đạt được giác ngộ.
Thân Kim Cương
Theo thuật ngữ tiếng Phạn, “Kim Cương” có nghĩa là bất hoại, đầy uy lực và rực rỡ, giống như viên kim cương không thể bị cắt rời hoặc bị phá vỡ. Trong tự nhiên, kim cương toản thạch là một loại đá quý cứng nhất, cho nên người ta thường dùng kim cương để so sánh với việc không thể phân tách. Trong tiếng Phạn, thân Kim Cương được gọi là "Vajra-saôhatana-kàya", nghĩa là “Kim Cương bất hoại thân”
Phẩm hạnh của bậc Thượng sư
Sau nhiều thiện xảo công phu tìm cầu được Thượng sư bên ngoài, bạn phải nhất tâm tinh tiến theo những khai thị của các Ngài. Bạn không được có những hoài nghi về việc thực hành hay việc tuân theo lời giáo huấn của các Ngài, bởi nếu bạn khởi nghi ngờ thì đó sẽ là một chướng ngại to lớn trên con đường tu tập. Vì vậy, sau khi tìm cầu được Thượng sư bên ngoài chúng ta phải nhất tâm chí thành hướng về giáo pháp và Thượng sư.
Vì sao Kim Cương thừa không được truyền giảng rộng rãi khi Đức Phật tại thế?
Trong thời kỳ Đức Phật tại thế, có nhiều đệ tử truyền giảng Tiểu thừa mà đệ tử Đại thừa có căn khí lớn lại rất ít, thậm chí ngay cả giáo pháp của Đại thừa cũng không được phổ cập. Còn Kim Cương thừa, nghĩa lý cao siêu, người hạ căn nghe không những không lĩnh hội được mà còn có thể nảy sinh tà kiến.
Tâm chí thành
Nếu những phẩm hạnh của bậc Thầy là điều kiện cần thì "tâm chí thành" mà chúng ta đã trưởng dưỡng với Ngài qua thực hành Thượng sư tương ưng pháp là điều kiện đủ để bạn tiến tu trên hành trình giác ngộ. Bề ngoài, bạn tu tập theo một bậc Thượng sư, từ Thượng sư bạn nhận được nhiều chỉ dẫn nhập môn và hướng đạo, nhưng sự thực hành sẽ không đúng và không mang lại kết quả nếu về phía mình, bạn thiếu đi tâm chí thành thực sự.