Tất cả tin tức

Ý nghĩa của sự xả ly

Thông thường, trong Đạo Phật, chúng ta vẫn thường đề cập tới thực hành hạnh xả ly. Đó là sự cởi bỏ tấm màn vô minh, từ bỏ những tri kiến sai lầm hay tâm chấp thủ. Như vậy, xả ly được hiểu là sự hiểu biết hay sự xả ly bên trong chứ không chỉ là sự xả ly bên ngoài, xả ly vật chất.

Con đường Trung đạo

Trên hành trình dẫn đến giác ngộ, chúng ta phải tránh cạm bẫy của 2 thái cực, một bên là sự đam mê chạy theo những tham vọng của bản thân, bên kia là thái cực ngược lại, dồn ép mình vào những nguyên tắc cứng nhắc, khổ hạnh, hành hạ thân và tâm một cách bất hợp lý.

Ý nghĩa 10 danh hiệu của Đức Phật

Là người con Phật, chúng ta cần phải biết về danh xưng của Đức Phật để phát khởi tâm rung động chí thành khi nghe danh hiệu Ngài và trưởng dưỡng niềm tin sâu sắc vào bậc Thầy gốc của tất cả chúng sinh ở cõi Ta Bà. Hiểu về 10 danh hiệu của Đức Phật để trong từng phút giây của cuộc sống, chúng ta mới có thể dâng niềm tri ân lên Ngài và tin rằng Đức Phật chưa từng vắng bóng. Ngài vẫn tiếp tục trở lại với cuộc đời này dẫn dắt chúng sinh đi đến bến bờ giác ngộ.

Thiền là gì?

Trong cuộc sống có rất nhiều yếu tố bên ngoài mà chúng ta không thể kiểm soát được, ngược lại, chúng thường chi phối ta, khiến ta phải chịu khổ đau. Tuy nhiên, điều mà chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được là các trạng thái tâm mình. Bằng cách thực hành các phương pháp thiền, chúng ta có thể thay đổi và chuyển hóa tâm theo hướng tích cực. 

Cốt lõi khi thực hành nghi lễ Phật giáo

Nghi thức Phật giáo là sự thực hành dựa trên 3 tinh túy của Phật pháp, bao gồm:

1. Làm tất cả việc thiện.
2. Đoạn tất cả việc ác.
3. Điều phục tâm ý mình.

Nhờ đó chúng ta:

1. Tịnh hóa mọi nghiệp bất thiện.
2. Tích lũy công đức thiện nghiệp.
3. Điều phục tâm để khám phá tự tính chân thật của tâm.

Lợi lạc của Đại Bảo Tháp

Một lần, Vua Trisong Detsen hỏi Đức Liên Hoa Sinh: “Thưa Thượng sư! Xin Ngài nói cho chúng con biết về lợi ích và phước báu của việc phục lạy trước Bảo Tháp, đi nhiễu quanh Tháp, chiêm bái và cúng dường, cùng làm công quả cho nơi tụ hội hợp nhất của chư Phật quá khứ, hiện tại và vị lai”.

Ý nghĩa của chủng tử "OM"

Chữ OM là một phiên âm tiết hay phiên âm vần của những âm thanh được kết lại từ những chữ : A. U. M, trong Phạn ngữ, và cũng là một âm thanh có một không hai trên đời, bởi vì "âm thanh vần" này bao gồm tất cả sự cấu tạo của vũ trụ và thường dùng trong các câu Thần chú của đạo Phật, đạo Hinđu, đạo Giai Na, đạo Sikh, đạo Bà La Môn.

 Ba giai đoạn tu tập Kim Cương thừa

I. Giai đoạn cơ bản

Còn gọi là giai đoạn "Ngondro", tức Pháp tu nền tảng hay Pháp tu dự bị. Trước tiên, hành giả phải tu tập, chiêm nghiệm, thiền quán "Bốn bước khởi đầu bình thường" và "Năm bước khởi đầu phi thường".

Pháp Khí Mật Tông - Bảo Liên. Cung cấp bởi Sapo.
Lên đầu trang
Pháp Khí Mật Tông Pháp Khí Mật Tông Pháp Khí Mật Tông
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng