Chùy và Chuông Kim Cang là những pháp khí không thể thiếu trong các pháp đàn, các nghi quỹ tu trì của Mật Tông, thường được làm bằng bạc hoặc đồng, sắt, đá, thủy tinh, gỗ khứ đà la. Hiện nay mọi người đa phần dùng đồng hay hợp kim của đồng) do những rung động của những phân tử kim loại này có ảnh hưởng tốt tới khí mạch trong cơ thể con người.
CHÙY KIM CANG
Chùy Kim Cang hay còn gọi là Chùy Kim Cương, Kim Cang Chùy, Kim Cương Chùy, Kim Cang Chử hoặc Kim Cương Chử, là một trong những biểu tượng quan trọng của Phật Giáo và Ấn Độ Giáo. Đặc biệt, nó chính là biểu tượng của dòng Kim Cương Thừa – Mật Tông. Chư Tôn Kim Cang bộ trong hải nội Mandala, phần lớn trong tay đều cầm Chùy Kim Cang.
Chùy Kim Cang có nguồn gốc là Đại Vũ Trụ vì nó gồm cả ba phần: Vật chất, Trí Tuệ và Tinh Thần.
Chùy Kim Cương trong Phật Giáo có thể được tạo hình dưới hình thức từ 1 đến 9 chẽ. Loại phổ thông thường gặp là 5 chẽ.
Chùy kim cang 5 chẽ ở phía trên tượng trưng cho Ngũ Trí Phật: Đức Phật Đại Nhật, Đức Phật Bảo Sinh, Đức Phật Bất Không Thành Tựu, Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Adida. Năm chẽ ở phía dưới tượng trưng năm vị Phật Mẫu: Chuẩn Đề Mẫu, Bảo Độ Mẫu, Kim Cương Luyện Mẫu, Tha Vô Năng Thắng Mẫu.
Phần đài sen phía dưới bọc lấy phần chẽ có tám cánh, tượng trưng cho bát chính đạo.
Chùy Kim Cang
Trong thần thoại Hindu, Chùy Kim Cương là một vũ khí mạnh có những đặc tính được sát nhập với gươm, gậy, và giáo mác. Đây là vũ khí được Indra sử dụng để giết chết Vritrasura.
Trong Ấn Độ giáo, kinh Vệ Đà, Chùy Kim Cương là vũ khí chính của cõi trời Đế Thích. Pháp khí này không chế những năng lực của sấm chớp, phá tan những cơn gió lốc, mây đen hung dữ và mang đến những cơn mưa tốt lành cho các thảo nguyên đang bị hạn hán.
Chùy Kim Cang có tính chất cứng như kim cương, có thể cắt được mọi vật thể khác nhưng không vật thể nào cắt được nó.
Thoạt đầu, Chùy Kim Cang có đầu mũi cực kỳ sắc nhọn nhưng qua nhiều các thời đại, Chùy Kim Cang dần dần trở nên hình thức hóa. Cho tới ngày nay thì ngày càng ngắn đi và cũng không còn nhọn nữa.
Trung tâm Quyền trượng Kim Cang tượng trưng cho bản tâm tuyệt đối. Từ trung tâm này nổi lên hai đài hoa sen đối xứng với nhau thể hiện sự hợp nhất của trí tuệ và phương tiện thiện xảo.
Chùy Kim Cang đại diện cho trí tuệ của Như Lai Kim Cang, cảnh giới giác ngộ (Phật tính) không thể xâm nhập, thường hằng, bất biến và bất hoại, có thể phá trừ nội ma của ngu si, vọng tưởng và các ma chướng ngoại đạo.
CHUÔNG KIM CANG
Chuông Kim Cang là pháp khí âm nhạc phổ biến nhất, không thể thiếu trong nghi lễ Mật thừa, mỗi khi âm thanh chuông vang lên khiến rung động không gian, xua tan phiền não, ma quỷ.
Chuông Kim Cang hay còn gọi là chuông pháp, cán cầm của nó bằng một nửa chày Kim Cang, một nửa còn lại có thân hình là một chiếc chuông tương đối lớn, hai hình đó hợp lại thành vẻ đẹp của chuông pháp. Dưới phương diện nghi thức, Chuông Kim Cang là một cặp với Chùy Kim Cang.
Chuông Kim Cang gồm ba phần: chốt kim cang, khuân diện và bầu chuông. Ba phần tiêu biểu cho tam giới: dục giới, sắc giới và vô sắc giới.
Nền tảng của chuông ở trong rỗng không, nêu biểu 3 cõi đều nương vào tánh Không. Khi con lắc đánh vào thành chuông, phát ra âm thanh cảnh tỉnh chúng sinh trong ba cõi rằng: “Tất cả đều là khổ, không vô thường và không vô ngã.
Ý NGHĨA
Chùy Kim Cang biểu trưng cho lòng từ bi của chư Phật và nguyên lý phụ tính, còn chuông biểu trưng cho trí tuệ, nguyên lý mẫu tính. Để có thể thành tựu Đại Giác ngộ, hai nguyên lý này phải được kết hợp với nhau.Chuông được quán tưởng là sắc thân Phật, Chùy được quán tưởng là tâm Phật và âm thanh của chuông được quán tưởng là Kim khẩu Phật khi đang thuyết Pháp.
Chuông và Chùy Kim Cang là pháp khí của Bồ Tát Kim Cang Tát Đỏa với thần chú Kim Cang Tát Đỏa Bách Tự Minh Chú mà tâm chú là: Om Benza sa to hum. Tiêu trừ nghiệp lực sinh tử và đưa chúng sinh đến giải thoát.
Tương truyền Ngài Liên Hoa Sinh (Guru Rinpoche) cũng đã từng thực hành đàn pháp Kilaya với pháp khí này để thành tựu.
CÁCH SỬ DỤNG
Trong khi trì tụng, Chùy Kim Cang được cầm trong tay phải, hướng xuống dưới, còn chuông được cầm bên tay trái và thường hướng lên trên, hai pháp khí này được chuyển động trong những khế ấn tôn kính. Đôi khi hai tay có thể bắt chéo nhau tại cổ tay phía trước ngực. Khế ấn này biểu trưng cho sự hợp nhất của nguyên lý phụ tính và mẫu tính.
PHÂN LOẠI CHÙY KIM CANG
Người dân Tây Tạng đặc biệt là những người tu tập theo trường phái Mật Tông, thường mang theo bên mình biểu tượng Chùy Kim Cang, xem nó như vật bảo hộ, giúp tinh thần kiên định, được dùng để đoạn trừ các phiền não, ác nghiệp, ngăn trừ các chướng ngại của ma khí.