Con đường Trung đạo

Trên hành trình dẫn đến giác ngộ, chúng ta phải tránh cạm bẫy của 2 thái cực, một bên là sự đam mê chạy theo những tham vọng của bản thân, bên kia là thái cực ngược lại, dồn ép mình vào những nguyên tắc cứng nhắc, khổ hạnh, hành hạ thân và tâm một cách bất hợp lý.

Con đường Trung đạo

Trên hành trình dẫn đến giác ngộ, chúng ta phải tránh cạm bẫy của 2 thái cực, một bên là sự đam mê chạy theo những tham vọng của bản thân, bên kia là thái cực ngược lại, dồn ép mình vào những nguyên tắc cứng nhắc, khổ hạnh, hành hạ thân và tâm một cách bất hợp lý. Con đường dẫn đến giác ngộ và trí tuệ của Tứ diệu đế (Khổ - /Tập, Diệt -  /Đạo -) siêu vượt 2 thái cực trên, giúp ta đạt được sự cân bằng và an bình nội tâm. Con đường này gọi là Trung đạo (madhyamā-pratipad), được xây dựng trên nền tảng Bát chính đạo  gồm Chính kiến, Chính tư duy, Chính ngữ, Chính nghiệp, Chính mạng, Chính tinh tấn, Chính niệm, Chính định (Giới - Định - Tuệ).

Có thể nói, Trung đạo là con đường xa lánh 2 trạng thái cực đoan chấp có hoặc chấp không, chấp trường tồn hay chấp đoạn diệt. Trung đạo cũng chính là chân lý bất nhị, hợp nhất cả hai thái cực “có” và “không”. Với quan kiến Trung đạo, bạn cần nhận ra mọi trải nghiệm trong cuộc sống đều là sự phóng chiếu của tâm. Do hiểu rằng mọi thứ đều không thực sự tồn tại, đều là giả huyễn nên bạn không bám chấp thái quá vào cuộc sống. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tôn trọng tất cả bởi thấy rằng tuy không thật nhưng chúng vẫn đang tồn tại. Vạn pháp xuất hiện và biến mất do những nhân duyên từ vô thủy. Những chúng sinh vô minh cho rằng vạn pháp trong cuộc sống này tồn tại hay không tồn tại nhưng người có trí tuệ sẽ nhìn cuộc sống siêu vượt hai phạm trù tồn tại và không tồn tại.

Trung đạo không chỉ là cách nhìn nhận, hiểu biết về bản chất của cuộc sống và tự tính của vạn pháp. Nó còn là phương pháp tu tập thực hành giúp bạn tiêu trừ vô minh, xa lìa đau khổ, có được trí tuệ và an vui ngay trong đời hiện tại.

Chẳng hạn khi nhìn các sắc tướng, ta có thể khởi tâm phân biệt rằng chúng tốt hay xấu, đẹp hay không đẹp. Nhưng nếu áp dụng Trung đạo, bạn cần sáng suốt nhận ra rằng dù đẹp hay xấu đều, tất cả cùng là sự ngộ nhận, phóng chiếu của tâm mà thôi. Bạn có sự phóng chiếu của riêng bạn khi cho rằng bông hoa này đẹp. Nhưng người khác cũng lại có sự phóng chiếu riêng khi nói rằng bông hoa đó xấu. Nếu hiểu lý Trung đạo, bạn có thể buông xả và chấp nhận sự khác biệt này. Ngược lại, nếu cố chấp mãi vào quan kiến cá nhân thì điều này có thể phát sinh mâu thuẫn, xung đột như những gì thường thấy trong đời sống hiện nay.

Đối với âm thanh cũng vậy, bạn cần quán chiếu để nhận ra bản chất của mọi loại âm thanh, dù là du dương, dễ chịu hay đinh tai, khó nghe, dù là lời khen hay tiếng chê, đều giống nhau về mặt bản chất, đều không có thật tính và đều do duyên hợp mà thành.

Việc áp dụng thực hành Trung đạo đối với các xúc tình cũng tương tự. Chúng ta cần hiểu rằng các trạng thái tâm tham lam, sân hận, phiền não đều là vô thường, đều không có tự tính, do vô minh và chấp ngã gây nên. Trí tuệ Trung đạo quán chiếu những xúc tình tiêu cực thấy rõ chúng vốn không phải là tiêu cực. Khi chúng ta cảm thấy giận dữ, hãy tự hỏi mình giận dữ có bản chất không? Cách tiếp cận đúng đắn là, khi sân giận phát khởi, thay vì để bản năng phóng chiếu và phản ứng theo trạng thái sân giận đó, hãy buông xả để nó tự nhiên và an trụ trong trạng thái này. Khi đó, sân giận sẽ tự nhiên được trả về bản chất của chính nó, tức về Trung đạo, vượt qua những khái niệm về giận hay không giận, nó sẽ biến mất. Cách thực hành tương tự cũng cần áp dụng cho cảm thụ hạnh phúc, khổ đau và tất cả những xúc tình tích cực hay tiêu cực mà chúng ta phải đối diện và trải nghiệm.

Nói tóm lại, Trung đạo dạy bạn biết đón nhận tất cả mọi thứ, tự nhiên như nó vốn là, không khởi tâm chấp trước, phân biệt hay vọng tưởng nhị nguyên. Hiểu và thực hành được như thế sẽ giúp bạn thấu tỏ được bản chất của cuộc sống và đạt được tự tại vô ngại. 

Viết bình luận

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Bài viết liên quan:

PHÁP TU TÂY TẠNG DÀNH CHO PHẬT TỬ NHẬP MÔN - Đức Đalai Lama giảng

Phụ Lục 2: Chánh Văn – Tám Thi Kệ Chuyển Tâm Geshe Langri Thangpa (thế kỷ thứ 12) Bản tiếng Việt 1.      Với quyết tâm thành tựu Lợi lạc lớn lao nhất Nhờ tất cả chúng sinh, Tôi nguyện luôn giữ gìn Chúng sinh trong đáy tim, Vì chúng sinh quí hơn Cả bảo châu như ý. 2.      Khi gặp gỡ tiếp xúc Với bất kỳ một ai, Nguyện tôi luôn thấy mình Là kẻ thấp kém nhất, Từ đáy lòng chân thật Luôn tôn kính mọi người Như kính bậc tối cao. 3.      Nguyện trong từng hành động Tôi luôn tự xét mình, Phiền não vừa dấy lên, Ðe dọa mình và người, Nguyện tức thì nhận...

PHÁP TU TÂY TẠNG DÀNH CHO PHẬT TỬ NHẬP MÔN - Đức Đalai Lama giảng

Nguyện qui y Phật,
là bậc toàn giác / là đại đạo sư
giáo hóa chúng sinh / bằng với chánh pháp
trong sáng chân thật / đến từ trí tuệ
chứng ngộ viên mãn.

 

PHÁP TU TÂY TẠNG DÀNH CHO PHẬT TỬ NHẬP MÔN - Đức Đalai Lama giảng

OM WAGI SHVARI MUM là minh chú của Bồ tát Văn Thù Sư Lợi, rất tốt cho sinh viên học sinh. Tụng chú này tăng trí thông minh, giúp đầu óc bén nhạy. Nhiều lúc chúng tôi tụng DHIH DHIH DHIH DHIH một trăm lẻ tám lần liên tục hay nhiều hơn, trong cùng một hơi thở. Lấy một hơi thật dài, rồi tụng một mạch DHIH DHIH DHIH DHIH… làm như vậy trí nhớ sẽ gia tăng.

PHÁP TU TÂY TẠNG DÀNH CHO PHẬT TỬ NHẬP MÔN - Đức Đalai Lama giảng

Ai cũng biết rằng khi chết, tiền tài danh vọng hay quyền lợi trong đời tất cả đều không thể giúp được gì. Ðời sống tự nó là một hiện tượng biến chuyển liên tục. Nếu chỉ quan tâm đến đời sống hiện tại mà quên đi mọi kiếp về sau, làm như vậy dễ sinh tâm mê đắm hưởng thụ kiếp này, càng lúc càng nhiều chấp vọng, càng thêm tham đắm. 

PHÁP TU TÂY TẠNG DÀNH CHO PHẬT TỬ NHẬP MÔN - Đức Đalai Lama giảng

Mỗi khi gặp khó khăn trong cuộc sống, có một phương pháp đối phó rất đơn giản là quên đi tất cả. Bao giờ tinh thần mỏi mệt, tâm trí nặng nề, ta có thể vất hết sau lưng, đi nghỉ mát vài ngày, một tuần. Nhưng phương pháp này dù sao vẫn rất tạm bợ. Vấn đề còn nguyên chưa được giải quyết.

PHÁP TU TÂY TẠNG DÀNH CHO PHẬT TỬ NHẬP MÔN - Đức Đalai Lama giảng

Tây Tạng có một câu chuyện như sau: một hôm trời đổ mưa lớn, bên đường có pho tượng Phật đẫm nước mưa. Có người đi ngang thấy vậy nghĩ rằng: “Không thể để Phật ướt”. Anh ta nhìn quanh, thấy có đôi giày cũ vất bên đường, bèn nhặt để lên đầu tượng Phật để che mưa. Một người khác đi ngang, thấy vậy nghĩ rằng: “Ai lại để giày trên đầu tượng Phật?” Anh ta bèn lượm giày vất đi. Cả hai đều có tâm tốt lành đối với tượng Phật, vì vậy hành động tuy trái ngược nhưng đều gieo thiện nghiệp như nhau.

PHÁP TU TÂY TẠNG DÀNH CHO PHẬT TỬ NHẬP MÔN - Đức Đalai Lama giảng

Trong tất cả những công phu hành trì Phật giáo, phát tâm bồ đề được xem là công phu quan trọng quí giá nhất. Tâm bồ đề bắt rễ từ đại bi. Không có chúng sinh thì không thể khởi tâm đại bi. Phật đà và Bồ tát có thể hộ trì cho ta phát tâm bồ đề, nhưng không thể giúp chúng ta phát tâm đại bi. Ðại bi chỉ có thể có được nhờ hướng về chúng sinh.

PHÁP TU TÂY TẠNG DÀNH CHO PHẬT TỬ NHẬP MÔN - Đức Đalai Lama giảng

Khế kinh dạy nhân nào sinh quả nấy. Tất cả mọi kinh nghiệm chúng ta đang trải qua đều là quả, sinh ra từ nhân là hành động của chính mình trong quá khứ. Ngoài ra không có Đấng Sáng Tạo nào khác, cũng không có Đấng Tối Cao nào hiện hữu trường tồn, vượt ngoài nhân quả.

Phật dạy có hai loại nhân quả. Một là nhân quả tương ứng với quá trình ô nhiễm, ví dụ nhân ác độc sinh quả khổ đau. Hai là nhân quả tương ứng với quá trình thanh tịnh, ví dụ nhân tốt lành sinh quả an lạc.

Pháp Khí Mật Tông - Bảo Liên. Cung cấp bởi Sapo.
Lên đầu trang
Pháp Khí Mật Tông Pháp Khí Mật Tông Pháp Khí Mật Tông
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng