Thân Kim Cương

Theo thuật ngữ tiếng Phạn, “Kim Cương” có nghĩa là bất hoại, đầy uy lực và rực rỡ, giống như viên kim cương không thể bị cắt rời hoặc bị phá vỡ. Trong tự nhiên, kim cương toản thạch là một loại đá quý cứng nhất, cho nên người ta thường dùng kim cương để so sánh với việc không thể phân tách. Trong tiếng Phạn, thân Kim Cương được gọi là "Vajra-saôhatana-kàya", nghĩa là “Kim Cương bất hoại thân”

Thân Kim Cương

Theo thuật ngữ tiếng Phạn, “Kim Cương” có nghĩa là bất hoại, đầy uy lực và rực rỡ, giống như viên kim cương không thể bị cắt rời hoặc bị phá vỡ. Trong tự nhiên, kim cương toản thạch là một loại đá quý cứng nhất, cho nên người ta thường dùng kim cương để so sánh với việc không thể phân tách. Trong tiếng Phạn, thân Kim Cương được gọi là "Vajra-saôhatana-kàya", nghĩa là “Kim Cương bất hoại thân”. Kinh Đại bảo tích quyển 52 (Đại 52, 37 trung), nói: “Thân Như Lai tức là Pháp thân, thân Kim Cương là thân bền chắc không hư hoại. Nghĩa là Pháp thân của Như Lai được ví như kim cương, không thể hư nát”.

Kim cương tương ứng với thân thể con người có những ý nghĩa sau:

1. Thịt da và tinh thần không phân ly. Nếu thịt da và tinh thần phân tách, người nhất định sẽ chết.

2. Từ bi và trí tuệ không thể phân ly, trí và bi phải kết hợp như kim cương.

3. Ý thức của cơ thể và khí huyết của một con người không thể phân tách.

Ở cấp độ thô lậu, thân được làm bằng đất, nước, gió, lửa như máu, thịt, da, xương, ngũ quan,... Tương ứng với đó là tâm thô lậu ở mức độ nhận thức của năm giác quan mang tính thô lậu, hạn chế về sự vật hiện tượng.

Ở cấp độ vi tế, thân vi tế chính là thân Kim Cương bao gồm các kinh mạch, khí năng lượng và các giọt tinh chất (hay còn gọi là minh điểm) tồn tại ở trong các kinh mạch. Sau khi đã thành thục thực hành nhuần nhuyễn nền tảng Phật pháp, các pháp tu mở đầu, tịnh hóa và tích lũy công đức ở giai đoạn "phát khởi", đến giai đoạn "thành tựu" là giai đoạn mà hành giả mới được phép thụ nhận các Mật pháp, mới được tìm hiểu thêm và thực hành trên thân vi tế hay thân Kim Cương.

1. Kinh mạch: Những kinh mạch chính được sử dụng trong thiền định là kinh mạch trung ương chạy dọc cột sống và hai đường kinh mạch phụ chạy hai bên kinh mạch trung ương. Dọc theo kinh mạch trung ương có 6 luân xa chính, từ mỗi luân xa trong số này tỏa ra 72.000 kinh mạch nhỏ chạy khắp cơ thể chúng ta.

2. Khí: Khí mà chúng ta đang bàn đến không dùng để chỉ đến không khí bên ngoài chúng ta hít thở mà đó là khí vi tế chảy xuyên qua các kinh mạch của chúng ta. Có hai loại khí chính là khí nâng đỡ tứ đại (thô lậu và vi tế) giúp cho thân chúng ta hoạt động; và khí nâng đỡ cảm xúc nghĩa là khí liên hệ với các cấp độ khác nhau của tâm thức. Nguyên lý Mật thừa dạy rằng: “Tâm dựa trên khí”, điều này có nghĩa là tâm chúng ta thì dựa vào các khí và các khí luôn dịch chuyển cùng tâm. Tâm và khí luôn dịch chuyển cùng nhau qua các kinh mạch vi tế.

3. Minh điểm: Thân Kim Cương của chúng ta bao gồm các năng lượng lỏng vi tế đó là giọt đỏ và giọt trắng. Các Tantra cũng nhắc tới các giọt này là tinh chất Bồ đề tâm Đỏ (tựa mặt trời) và Trắng (tựa mặt trăng). Mặc dù những giọt Trắng và Đỏ luôn ở cùng nhau trong mọi kinh mạch nhưng giọt Đỏ năng lượng âm (năng lượng Mẫu tính) thì chi phối tại luân xa rốn và giọt Trắng (năng lượng Phụ tính) thì mạnh mẽ tại luân xa đỉnh đầu.

Như vậy, dưới góc độ của Mật thừa, Kim Cương thể là thể tối mật, chúng ta có thể thấy da thịt trên cơ thể nếu bị phân tán, thô ráp, người đó sẽ chết. Nhưng Kim Cương thân là thứ không biết được bắt đầu từ đâu và không bao giờ mất đi.

Khí là thể, thần là dụng, thần khí hợp nhất được gọi là Kim Cương thể, là nhân tố để chuyển thế. Trên cơ thể con người có 10 loại khí, có một loại rất vi diệu, thứ nhìn mà không thấy. Khi mỗi cơ thể hoạt động, Kim Cương thể được tồn tại trong mạch, rất nhỏ mà mắt người không nhìn thấy được. Nó ở trạng thái tiềm ẩn, không thể hiện rõ tác dụng. Khi khí bên ngoài đứt đoạn, tác dụng của các bộ phận mất đi, Kim Cương thể mới phát huy tác dụng, cũng chính là nói giai đoạn Trung ấm xuất hiện là thân Trung ấm 

Viết bình luận

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Bài viết liên quan:

PHÁP TU TÂY TẠNG DÀNH CHO PHẬT TỬ NHẬP MÔN - Đức Đalai Lama giảng

Phụ Lục 2: Chánh Văn – Tám Thi Kệ Chuyển Tâm Geshe Langri Thangpa (thế kỷ thứ 12) Bản tiếng Việt 1.      Với quyết tâm thành tựu Lợi lạc lớn lao nhất Nhờ tất cả chúng sinh, Tôi nguyện luôn giữ gìn Chúng sinh trong đáy tim, Vì chúng sinh quí hơn Cả bảo châu như ý. 2.      Khi gặp gỡ tiếp xúc Với bất kỳ một ai, Nguyện tôi luôn thấy mình Là kẻ thấp kém nhất, Từ đáy lòng chân thật Luôn tôn kính mọi người Như kính bậc tối cao. 3.      Nguyện trong từng hành động Tôi luôn tự xét mình, Phiền não vừa dấy lên, Ðe dọa mình và người, Nguyện tức thì nhận...

PHÁP TU TÂY TẠNG DÀNH CHO PHẬT TỬ NHẬP MÔN - Đức Đalai Lama giảng

Nguyện qui y Phật,
là bậc toàn giác / là đại đạo sư
giáo hóa chúng sinh / bằng với chánh pháp
trong sáng chân thật / đến từ trí tuệ
chứng ngộ viên mãn.

 

PHÁP TU TÂY TẠNG DÀNH CHO PHẬT TỬ NHẬP MÔN - Đức Đalai Lama giảng

OM WAGI SHVARI MUM là minh chú của Bồ tát Văn Thù Sư Lợi, rất tốt cho sinh viên học sinh. Tụng chú này tăng trí thông minh, giúp đầu óc bén nhạy. Nhiều lúc chúng tôi tụng DHIH DHIH DHIH DHIH một trăm lẻ tám lần liên tục hay nhiều hơn, trong cùng một hơi thở. Lấy một hơi thật dài, rồi tụng một mạch DHIH DHIH DHIH DHIH… làm như vậy trí nhớ sẽ gia tăng.

PHÁP TU TÂY TẠNG DÀNH CHO PHẬT TỬ NHẬP MÔN - Đức Đalai Lama giảng

Ai cũng biết rằng khi chết, tiền tài danh vọng hay quyền lợi trong đời tất cả đều không thể giúp được gì. Ðời sống tự nó là một hiện tượng biến chuyển liên tục. Nếu chỉ quan tâm đến đời sống hiện tại mà quên đi mọi kiếp về sau, làm như vậy dễ sinh tâm mê đắm hưởng thụ kiếp này, càng lúc càng nhiều chấp vọng, càng thêm tham đắm. 

PHÁP TU TÂY TẠNG DÀNH CHO PHẬT TỬ NHẬP MÔN - Đức Đalai Lama giảng

Mỗi khi gặp khó khăn trong cuộc sống, có một phương pháp đối phó rất đơn giản là quên đi tất cả. Bao giờ tinh thần mỏi mệt, tâm trí nặng nề, ta có thể vất hết sau lưng, đi nghỉ mát vài ngày, một tuần. Nhưng phương pháp này dù sao vẫn rất tạm bợ. Vấn đề còn nguyên chưa được giải quyết.

PHÁP TU TÂY TẠNG DÀNH CHO PHẬT TỬ NHẬP MÔN - Đức Đalai Lama giảng

Tây Tạng có một câu chuyện như sau: một hôm trời đổ mưa lớn, bên đường có pho tượng Phật đẫm nước mưa. Có người đi ngang thấy vậy nghĩ rằng: “Không thể để Phật ướt”. Anh ta nhìn quanh, thấy có đôi giày cũ vất bên đường, bèn nhặt để lên đầu tượng Phật để che mưa. Một người khác đi ngang, thấy vậy nghĩ rằng: “Ai lại để giày trên đầu tượng Phật?” Anh ta bèn lượm giày vất đi. Cả hai đều có tâm tốt lành đối với tượng Phật, vì vậy hành động tuy trái ngược nhưng đều gieo thiện nghiệp như nhau.

PHÁP TU TÂY TẠNG DÀNH CHO PHẬT TỬ NHẬP MÔN - Đức Đalai Lama giảng

Trong tất cả những công phu hành trì Phật giáo, phát tâm bồ đề được xem là công phu quan trọng quí giá nhất. Tâm bồ đề bắt rễ từ đại bi. Không có chúng sinh thì không thể khởi tâm đại bi. Phật đà và Bồ tát có thể hộ trì cho ta phát tâm bồ đề, nhưng không thể giúp chúng ta phát tâm đại bi. Ðại bi chỉ có thể có được nhờ hướng về chúng sinh.

PHÁP TU TÂY TẠNG DÀNH CHO PHẬT TỬ NHẬP MÔN - Đức Đalai Lama giảng

Khế kinh dạy nhân nào sinh quả nấy. Tất cả mọi kinh nghiệm chúng ta đang trải qua đều là quả, sinh ra từ nhân là hành động của chính mình trong quá khứ. Ngoài ra không có Đấng Sáng Tạo nào khác, cũng không có Đấng Tối Cao nào hiện hữu trường tồn, vượt ngoài nhân quả.

Phật dạy có hai loại nhân quả. Một là nhân quả tương ứng với quá trình ô nhiễm, ví dụ nhân ác độc sinh quả khổ đau. Hai là nhân quả tương ứng với quá trình thanh tịnh, ví dụ nhân tốt lành sinh quả an lạc.

Pháp Khí Mật Tông - Bảo Liên. Cung cấp bởi Sapo.
Lên đầu trang
Pháp Khí Mật Tông Pháp Khí Mật Tông Pháp Khí Mật Tông
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng