Ý nghĩa của chủng tử "OM"
1. Nguồn gốc
Chữ OM là một phiên âm tiết hay phiên âm vần của những âm thanh được kết lại từ những chữ : A. U. M, trong Phạn ngữ, và cũng là một âm thanh có một không hai trên đời, bởi vì "âm thanh vần" này bao gồm tất cả sự cấu tạo của vũ trụ và thường dùng trong các câu Thần chú của đạo Phật, đạo Hinđu, đạo Giai Na, đạo Sikh, đạo Bà La Môn.
Ý nghĩa chính xác của chữ OM, chưa có tài liệu nào khẳng định một cách xác thực về nguồn gốc của nó, nhưng người ta nghĩ rằng, đây là một chữ mà áo nghĩa của nó chắc chắn có liên quan đến việc tín ngưỡng thuộc về thần linh, thượng đế, đấng tạo hóa,… trong tôn giáo Ấn Độ.
Theo những văn bản ghi chép đầu tiên của kinh Vệ Đà, thì nội dung và ý nghĩa của chữ OM hay AUM được xem như là biểu hiện đầu tiên của Brahman qua sự kết hợp của những hiện tượng hình thành trong vũ trụ. Bởi vì những cơ bản trong chiêm tinh học của Hindu có khái niệm rằng: Tất cả những hiện tượng hình thành trong vũ trụ đều bắt nguồn từ những rung động của OM hay AUM.
Có lẽ cũng vì lý đó, cho nên tiếng linh thiêng này đồng nhất với vũ trụ, được dùng làm tiền tố và hậu tố trong tất cả các câu thần chú và những thánh ca của Hindu và nó trở thành biểu tượng đại diện tiêu biểu nhất của họ.
Chữ OM hay AUM viết theo mẫu Devanagari là ओम्, Trung Quốc viết là 唵, và Tây Tạng là ༀ. OM phát âm theo tiếng Việt là “Ôm” với âm Ô kéo dài âm.
Các biểu tượng của chữ OM ओम, được gọi là Omkar (ओम् – कार; Omkaar), Onkar (ओंकार; ONkaar), và ओंकार có thể viết một cách khác : ओँकार (ONnkaar).
Chữ OM cũng có những tên khác như là Udgitha, Oṃkāra, Praṇava, Akṣara, Ekākṣara hay Pranava.
Sau thời kỳ Vệ Đà, sự phổ biến về thần chú có vẻ tương đối yếu đi, trong Bà La Môn giáo và các tôn giáo khác của Ấn Độ, nhất là vào thời điểm khởi đầu của kỷ nguyên Kitô giáo. Tuy nhiên, trong Brahmanas và Upanisads xưa, giá trị biểu tượng của một số âm tiết vẫn được xem như là chức năng vũ trụ của họ và được mô tả như là những phần hiện hữu trong cơ thể con người.
Theo họ OM là bản chất của tất cả các kinh Vệ Đà hay là một ngôn từ mà sự ra đời của thế giới được diễn đạt trong nó: ”Âm thanh OM này là tất cả vũ trụ này, âm tiết này là thực tại tối cao. Khi chúng ta đã hiểu tất cả mọi thứ chúng tôi muốn, chúng tôi đều có nó” theo Áo Nghĩa Thư Ấn.
Theo những chuyện cổ tích huyền thoại và Mật tông của Ấn Độ, vào khoản thế kỷ thứ 4, các thần chú được bắt đầu, phổ biến một cách thịnh hành qua các hình thức nghi lễ khác nhau. Từ đó, hầu như, tất cả các nghi lễ trong các tôn giáo Ấn Độ, đều dùng các câu thần chú kèm theo trong các nghi thức tụng niệm, thờ phượng, các vị thần linh, Thượng đế, Đấng toàn năng, Bậc giác ngộ của họ trong đời sống hàng ngày.
OM là ý nghĩa căn đề của chữ Brahman, là âm thanh rung động sâu sắc có sức thâm nhập đồng nhất, mà vũ trụ lực của chính nó là tâm thức nằm trong bản thể của tất cả vạn vật.
Chữ OM đã trở thành một trong các biểu tượng quan trọng của phái Du già (Yoga): Khi nó thoát ly thuật thần bí và ma lực của các thực hành hiến tế, hay thoát khỏi các lối suy luận triết lý của tư tưởng trước đây, thì nó biến thành một phương tiện thiết yếu trong sự thực hành thiền định. Một phương thức tâm lý để cứu trợ.
Trong Maitrâyana Upanisad, OM được so sánh như một mũi tên mà đầu nhọn là tư tưởng và nó xuất phát từ cái cung là thân thể con người, nó xuyên qua bóng đêm vô minh để đạt đến ánh sáng của trạng thái cùng cực.
Trong Mândukya-Upanisad, chữ OM được phân tích theo những yếu tố phát thanh, thì chữ O được xem như là một âm thanh kết hợp của hai nguyên âm liên tiếp của chữ A và U. Âm A và U trở thành một nhị trùng âm là O và M là một phụ âm để kết thúc và nó sẽ trở thành OM.
OM là tâm thức thanh tịnh (turìya), bởi vì nó bao gồm tất cả và vượt qua mọi biểu thức qua sự phân tách của: A U M trong 3 trạng thái như sau:
- A được hiểu như là trạng thái thức tỉnh (jàgrat).
- U được hiểu như là trạng thái mơ màng (svapna).
- M được hiểu như là trạng thái ngủ say (susupti) .
Thức, ngủ và mơ là ba trạng thái hoạt động bình thường của bộ não.
Thức tỉnh là sự chỉ về tâm thức chủ quan đối với thế giới bên ngoài. Trong khi thức, các giác quan bên trong và ngoài cùng hoạt động với sự tác ý của thức.
Mơ màng là sự chỉ về tâm thức của thế giới nội tại, tức là tư tưởng, tình cảm, các điều ước nguyện, ưa thích, gọi chung là ý thức tri giác.
Trong giấc ngủ, chỉ có các giác quan bên trong hoạt động một cách tự do, bằng tâm thức và chính nó đã tạo ra một thế giới mới, qua những cái ta đã từng trải, đã cảm xúc, được ghi vào trong bộ não trong lúc thức. Do trong lúc ngủ, vỏ não không đủ tỉnh táo để đoán định, cho nên những sự thật trong giấc chiêm bao thường chắp vá lộn xộn, đôi khi còn vô nghĩa.
Bởi vì vậy, không nên bận tâm nhiều trong việc cho rằng giấc mộng báo trước một điềm dữ hay một việc lành. Sự việc xảy ra và giấc mơ, nếu có giống nhau thì cũng chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi. Nếu mình nằm mơ thấy thi đậu, nhưng không học bài nghiêm túc hay không đến trường thì làm sao mà thi đậu.
Mộng cũng là cách giúp giải tỏa căng thẳng của những ước muốn bị dồn nén tích tụ trong cuộc sống, cho nên giấc mộng vẫn là người bạn đồng hành đi chung với chúng ta suốt cuộc đời, và không nên quên rằng chính cuộc đời là cái nơi để sinh ra mộng.
Trong cuộc sống, ít có ai nằm thấy ác mộng, là mình đang đứng trước phiên tòa, để chuẩn bị nhận án chung thân, nếu mình không làm điều gì có liên quan dẫn đến nỗi sợ hãi này khi mình đang thức.
Nằm mơ thấy ác mộng là một biểu hiện của sự rối loạn giấc ngủ, do tâm lý gây ra. Bởi vì, ban ngày làm cái chuyện gì đó bị ám ảnh, hay lo lắng quá mức về điều gì mà được chưa giải quyết xong, thì ban đêm, thường hay gặp ác mộng.
Trong một vài trường hợp khác dẫn đến ác mộng như: Nếu phòng ngủ quá thiếu không khí, hay khi ngủ nằm gối đầu quá cao, hoặc có thói quen đặt tay lên cổ, ngực,…
Đức Phật có nói rõ vai trò quan trọng của lý trí trong việc xác định niềm tin và kiểm chứng giá trị của thực tế, dựa trên nền tảng của lý Duyên khởi. Qua đó, tất cả các hiện tượng sinh hoạt trong cuộc sống của con người từ nhân cách, tâm hồn, tri thức, ngôn ngữ, sự tỉnh thức, cho đến giấc mộng hay giấc ngủ bình yên, cũng đều là những hoạt động hiện thực của những cơ chế tâm sinh lý, luôn vận hành liên tục và luôn thay đổi trong con người.
OM hay AUM trong Ấn giáo:
- A là sự khởi đầu, sinh, và người tạo ra thần Brahma
- U đại diện cho sự tiếp tục của cuộc sống, và thần Vishnu
- M là kết thúc, cái chết, và các tàu khu trục thần Shiva
Những ý nghĩa khác của chữ AUM trong Phật học:
- OM có nghĩa là quy mệnh.
- OM tượng trưng cho thân chư Phật trong các câu thần chú.
- OM đóng cánh cửa luân hồi.
- OM thanh tịnh hóa bản thân.
- OM là lời cầu nguyện hướng về thân chư Phật.
- OM là trí tuệ thanh thản, an bình.
- OM cũng là thân, khẩu, ý.
AUM: Bắt đầu phát âm chữ A từ cuống cổ, tiếp đó uốn lưỡi đọc chữ U và chấm dứt âm chữ M bằng cách khép môi lại.
Chữ AUM có 100 ý nghĩa khác nhau và là một từ tối cao và từ tạo được mọi điều. Nếu bạn đang hành thiền trong im lặng sâu sắc, bạn có thể nghe những âm thanh trong AUM. Đó là những âm thanh nguyên thủy của vũ trụ.
OM có phải là một biểu tượng tôn giáo không?
- Vâng, nó là một biểu tượng chính của tôn giáo ở Ấn Độ.
OM có phải là một biểu tượng mạnh mẽ nhất không?
- Không có nghiên cứu khoa học nào để chứng minh đó là tốt hơn hoặc mạnh hơn so với bất kỳ biểu tượng khác và từ xưa cho tới nay, chưa có biểu tượng nào thực sự có thể mang lại vận may, sự giàu có hay quyền lực.
Đôi khi người ta lợi dụng biểu tượng này để làm những chuyện bất chính trong việc truyền giáo theo tư tưởng cá nhân của họ.
A U M, theo ngữ pháp tiếng Phạn và Tiếng Hindi (‘vyaakaraNN’; व्याकरण) thì nguyên âm O (ओ), đôi khi được thay thế bằng hai nguyên âm liên tiếp: A (अ) và U (उ), do đó, có một số người đánh vần là AUM thay vì là OM.
2. Vì sao chân ngôn thường bắt đầu bằng chủng tử "OM"?
Trong Đại thừa, chúng ta thường niệm bắt đầu bằng chữ "Nam mô" để thể hiện tâm chí thành. Tâm chí thành được thể hiện qua cả thân, khẩu và ý. Thân đỉnh lễ là thể hiện sự chí thành của thân; miệng trì tụng “Nam mô” là thể hiện sự chí thành của khẩu; tâm chúng ta tha thiết hướng về Đức Phật là sự chí thành của ý; như thế chữ “Nam mô” là thể hiện tâm chí thành của cả thân, khẩu và ý. Trong truyền thống Kim Cương thừa, câu chân ngôn thường bắt đầu bằng chủng tử "OM". Chữ OM là tượng trưng cho năng lượng của vũ trụ vô cùng mạnh mẽ và to lớn.
Từ xa xưa, khi vũ trụ còn sơ khai về sự sống, con người đã cảm nhận được sức mạnh, hơi thở và nhịp sống của thiên nhiên qua những năng lượng và âm thanh chuyển động được tạo ra từ bão tố, sóng gió hay thậm chí tiếng rừng già xào xạc, những chuỗi âm thanh dội từ vách núi rền vang, rung động. Tất cả những âm thanh mang năng lượng tự nhiên của vũ trụ đều có một âm nền và gốc tương tự nhau.
Theo cách gọi của người thế tục là năng lượng của vũ trụ bao gồm năng lượng âm và dương, còn trong Kim Cương thừa là năng lượng của Phụ tính và Mẫu tính, hay là năng lượng vi tế mạnh mẽ hài hòa của từ bi và trí tuệ. Vì thế khi câu chân ngôn chúng ta bắt đầu bằng chữ chủng tử OM để thu gom năng lượng tinh tế mạnh mẽ của vũ trụ, hay là thu gom năng lượng hài hòa của từ bi và trí tuệ để trợ giúp cho sự thực hành của mình dễ dàng phát triển trí tuệ và từ bi, mới hy vọng đạt được kết quả tốt đẹp.
Khi bạn sử dụng năng lượng vũ trụ để cứu độ chúng sinh với trí tuệ và từ bi thì công năng sẽ rất mạnh mẽ, bởi vì năng lượng của vũ trụ có sức mạnh rất lớn. Chữ chủng tử OM tượng trưng cho năng lượng của vũ trụ, hoặc tượng trưng cho toàn bộ vũ trụ. Khi chúng ta nói về vũ trụ tức là nói về sức mạnh thực sự của vũ trụ, trong hình thức năng lượng Phụ tính và Mẫu tính giúp phát triển sự hiểu biết về các thiện hạnh của từ bi và trí tuệ. Ví dụ hoạt động thiện hạnh yêu thương chúng ta cần có năng lượng thuộc Phụ tính, cùng lúc chúng ta cần sự phát triển của trí tuệ, nếu không có trí tuệ tất cả mọi thiện hạnh sẽ không thành công. Muốn phát triển trí tuệ chúng ta cần sự trợ giúp của năng lượng Mẫu tính, thuộc năng lượng vũ trụ. Hai năng lượng này rất cần để phát triển sự thực hành Yoga, Yoga Mantra, Yoga Sutra,… Vấn đề quan trọng là làm thế nào đưa hai loại năng lượng này vào sự thực hành phát triển từ bi trí tuệ của chúng ta.
Đây là một trong những lý do chúng ta thực hành sự trân trọng lẫn nhau. Chúng ta tôn trọng tất cả mọi năng lượng, tất cả mọi thứ. Ví dụ chúng ta tôn trọng động vật, tôn trọng con người, tôn trọng cây cối, cho đến cả những côn trùng bé nhất chúng ta cũng đều tôn trọng bình đẳng như nhau. Chúng ta không nên nói rằng: “Loài người có quyền ngược đãi, đối xử tàn tệ với các loài khác hoặc có quyền giết hại mạng sống các loài”. Điều này hoàn toàn sai! Chúng ta cũng không nên nói rằng: “Nam giới rất tuyệt, chúng ta cần tôn trọng phái nam, không cần tôn trọng phái nữ”. Điều này càng sai! Đức Phật đã từng dạy rằng: "Người nữ có quyền chứng ngộ bình đẳng với người nam không khác. Cho nên Ngài không chỉ cho người nam xuất gia thọ giới Tỳ kheo để chứng quả A La Hán, mà Ngài còn cho phép người nữ xuất gia làm Tỳ kheo ni và cũng có thể chứng A La Hán như các vị Tỳ kheo không khác. Không chỉ thế trong Kim Cương thừa còn có các hành giả Yogi, Yogini, hay các vị Bản tôn như Daka, Dakini và chư Phật trong hình tướng nam và cả trong hình tướng nữ. Vì vậy tất cả mọi người, mọi loài bao gồm cả cây cối, côn trùng,… đều cần được tôn trọng như nhau. Đó chính là giáo lý của Đức Phật, là thông điệp về từ bi và trí tuệ của Ngài.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.