Tâm chí thành

Nếu những phẩm hạnh của bậc Thầy là điều kiện cần thì "tâm chí thành" mà chúng ta đã trưởng dưỡng với Ngài qua thực hành Thượng sư tương ưng pháp là điều kiện đủ để bạn tiến tu trên hành trình giác ngộ. Bề ngoài, bạn tu tập theo một bậc Thượng sư, từ Thượng sư bạn nhận được nhiều chỉ dẫn nhập môn và hướng đạo, nhưng sự thực hành sẽ không đúng và không mang lại kết quả nếu về phía mình, bạn thiếu đi tâm chí thành thực sự.

Tâm chí thành

Nếu những phẩm hạnh của bậc Thầy là điều kiện cần thì "tâm chí thành" mà chúng ta đã trưởng dưỡng với Ngài qua thực hành Thượng sư tương ưng pháp là điều kiện đủ để bạn tiến tu trên hành trình giác ngộ. Bề ngoài, bạn tu tập theo một bậc Thượng sư, từ Thượng sư bạn nhận được nhiều chỉ dẫn nhập môn và hướng đạo, nhưng sự thực hành sẽ không đúng và không mang lại kết quả nếu về phía mình, bạn thiếu đi tâm chí thành thực sự.

Chúng ta có thể phân chia tâm chí thành làm ba cấp độ:

- Tâm chí thành truyền cảm gắn với cảm xúc.

- Tâm chí thành tín nguyện, dựa vào sự hiểu biết chính xác và đức tin chân thật.

- Tâm chí thành không phụ thuộc vào sự hiểu biết mà là thành tựu thực sự, sự thành tựu của trí tuệ không có quan hệ gì với cái gọi là quy luật tình cảm.

1. Từ tâm chí thành truyền cảm

Tâm chí thành truyền cảm là cảm xúc tôn kính được khơi gợi từ các phẩm hạnh của Thượng sư. Đôi lúc, khi hướng về phẩm hạnh của Thượng sư, nghĩ đến các giáo lý hay lời huấn từ của Thầy, hoặc khi được lân mẫn Ngài, bạn cảm thấy trào dâng lòng kính ngưỡng sâu sắc thúc đẩy niềm mong muốn thực hành nơi bạn. Đó là phương diện của tâm chí thành truyền cảm hay cảm xúc.

Tuy nhiên, ta chỉ có thể thực sự gọi đó là tâm chí thành nếu cái tâm ấy thúc đẩy bạn đến với thực hành. Đây là một khía cạnh thâm mật mà bạn cần hiểu. Nếu tâm chí thành không khích lệ bạn thực hành thì đó không còn là gì ngoài một cảm xúc nhất thời, một trạng thái tình cảm không dẫn bạn đến với tư duy về vô thường, tính Không,... tóm lại không khích lệ bạn thay đổi cuộc đời mình. Cảm hứng nhất thời khiến bạn thốt lên: “Ôi, giáo lý an vui! Chúng ta đã trải qua giây phút tuyệt vời làm sao!”. Bạn tự cảm thấy rõ như vậy. Tôi đồng ý với bạn như thế là không có gì xấu cả. Nhưng đó chưa được coi là tâm chí thành mà chỉ đơn thuần là cảm xúc nhất thời.

Vì vậy, chúng ta bắt đầu với tâm chí thành được khơi gợi từ cảm hứng. Chúng ta gọi đó là tâm chí thành cảm xúc, vì nó gắn với cảm xúc, ngập tràn và chồng chéo trong cảm xúc. Đây là một giai đoạn thực sự gian nan để nhận diện bản chất của các loại xúc tình mà bạn trải nghiệm. Vậy, đôi khi bạn có thể ở trong trạng thái ngập tràn một loại cảm xúc rất mạnh, không giống với tâm chí thành và hơi có vẻ không đúng chỗ, nhưng không có nghĩa đó không thể là tâm chí thành. Phương tiện duy nhất để kiểm chứng là bạn hãy tự hỏi tình cảm đó có khích lệ mình đến với sự thực hành Phật pháp hay không. Chỉ khi cảm xúc đưa bạn đến với thực hành thì đó mới thực là một chỉ dẫn đáng giá. Nếu không, đấy chỉ là một sự lãng phí thời gian.

Trong giai đoạn này của tâm chí thành xúc cảm, bạn cần dè chừng sao cho cảm xúc không kéo mình sa vào các thái độ đối nghịch với con đường tâm linh, ví dụ như sân giận, tị hiềm, tự mãn một cách trực diện hay phi trực diện. Càng gần gũi thân cận Thượng sư, bạn càng cần dè chừng không cho tính vị kỷ, tự mãn chi phối mình. Dĩ nhiên, những xúc tình đó đang hiện hữu nơi chúng ta! Vấn đề là phải biết được liệu sự xáo trộn đó có phải là do nhãn quan không thanh tịnh của chúng ta về Thượng sư khơi dậy hay không? Nếu không phải thế thì có thể chấp nhận được bởi chúng ta vẫn luôn mắc phải tâm xáo trộn do các tập khí phóng dật của cõi Ta Bà; bởi thế nên những sự xáo trộn trong tâm đó không có gì là kỳ lạ. Điều quan trọng là không bao giờ được để những xúc tình tiêu cực bị khơi dậy bởi các liên hệ dù là trực tiếp hay gián tiếp tới Thượng sư: như thái độ tràn đầy kiêu hãnh chỉ vì chúng ta được gần với Thượng sư, hay sự dày vò ghen tị đối với bằng hữu nhận nhiều giáo lý hay sự quan tâm bên ngoài hơn chúng ta,...

Ví dụ như Đức Milarepa, trong suốt nhiều năm đi theo Thượng sư của mình, Ngài chưa bao giờ được thụ nhận giáo lý từ Ngài Marpa, trong khi Ngài Marpa lại thu nhận hàng trăm đệ tử, truyền pháp và đối đãi với họ bằng ly trà và những món quà hậu hĩnh. Về phần mình, Ngài Milarepa không nhận được bất cứ thứ gì: không quà, không giáo lý, không thụ giới. Thay vì thế, Ngài đã bị hành hạ một cách phũ phàng. Ngài Marpa đã đích thân đánh đập và tống cổ Ngài Milarepa ra ngoài, thậm chí không cho phép Ngài Milarepa vào ở trong đền. Ngài Marpa đã nói với Ngài Milarepa rằng Ngài còn chưa thanh tịnh, rằng Ngài không thể so sánh mình với những người khác, rằng Ngài không là gì hết, và Ngài không có quyền cũng không xứng đáng được hưởng điều gì. Tuy bị đối xử nghiệt ngã thế nhưng Ngài Milarepa không bao giờ sinh lòng tị hiềm, oán thán.

Ngài hẳn đã rất thất vọng và đau khổ, đến mức muốn tự sát. Nghĩ rằng mình không nhận được giáo pháp gì từ bậc Thượng sư, Ngài đã muốn chết với một tâm nguyện sẽ được tái sinh để có cơ hội hạnh ngộ Thượng sư Marpa một lần nữa và cuối cùng sẽ được thụ nhận giáo lý từ Thượng sư. Ngài đã tin rằng trong cuộc đời này, do đã phạm nhiều sai lầm quá nặng, Ngài sẽ không nhận được điều gì hết, đối với Ngài đó là những lỗi lầm không thể lượng thứ. Đó chỉ là một cái cớ cho ý muốn tự tử của Ngài Milarepa chứ không phải là lòng ghen tị, oán thán, tự mãn hay sân giận.

Vì vậy, bạn cần chắc chắn rằng những xáo động này không bị khơi dậy do bậc Thầy hay bởi sự hiện diện của Thầy dù là trực tiếp hay gián tiếp. Đây là điểm thứ hai cần kiểm chứng. Điểm thứ nhất là xem xét tâm chí thành có nằm ngoài giới hạn một cảm xúc thuần tuý hay không, có thúc đẩy bạn thực hành Phật pháp hay không. Nếu bạn nhận thấy thái độ của mình đúng mực trong cả hai trường hợp thì mọi thứ còn lại đều không quan trọng.

Bạn nên nhớ các nghịch cảnh và gian truân phải trải qua đều không ảnh hưởng tới tâm chí thành của Ngài Milarepa đối với bậc Thầy của mình, cũng không ảnh hưởng tới tâm nguyện được thụ nhận giáo lý, thực hành và chứng đạt giác ngộ của Ngài Milarepa. Tâm chí thành cảm hứng của Ngài không bao giờ bị dao động, bất chấp những khổ đau mà Ngài đã trải qua và những thử thách mà Ngài đã gặp phải. Thậm chí ý tưởng tự vẫn cũng là một phần trong tâm chí thành của Ngài: rời bỏ cuộc đời này đối với Ngài chỉ là một phương tiện để tái sinh dưới hình tướng một con người tốt hơn, để cuối cùng sẽ được thụ nhận giáo lý của Thượng sư Marpa; Theo hướng đó, Ngài đã cầu nguyện và tin tưởng tâm nguyện của mình sẽ được chấp thuận. Do đó, động cơ của Ngài khác nhiều so với loại động cơ dẫn những người phàm tình đến với sự tự sát, bị thúc đẩy bởi tâm sân giận phiền não của chính họ.

2. Đến tâm chí thành tín nguyện và bất diệt

Như vậy là mức độ thứ nhất của tâm chí thành là tâm chí thành cảm hứng, một dạng tình cảm khởi phát ở mức độ bề mặt, không thật sâu sắc. Một khi đã vượt qua nấc thang này rồi, không còn lý do gì để cảm xúc cứ dai dẳng bám mãi trong sự sùng kính, và cảm xúc sẽ chuyển hóa thành một dạng hiểu biết chân thật bền vững ở một giai đoạn cao hơn. Ta có thể gọi là giai đoạn này là tâm chí thành tín nguyện dựa trên hiểu biết thâm sâu, chân xác.

Cuối cùng, ta đạt tới tâm chí thành bất diệt hay đức tin chân thật, hoàn toàn không còn lệ thuộc vào một nguồn cảm hứng bên ngoài nào nữa. Đây là một dạng tâm chí thành thanh tịnh, hết sức mạnh mẽ, ổn định, bất khả xâm phạm, chỉ còn lại đó bản chất chân xác của tâm chí thành được gợi lên trong vô thường. Chúng ta gọi đó là đức tin chân thật hay tâm chí thành bất diệt. Đến đây có thể nói chúng ta đã tiến tu một mức độ cao trên con đường Mật thừa.

Từ tâm chí thành bên ngoài, chúng ta đã vượt qua cả tâm chí thành bên trong, dựa trên sự hiểu biết thâm sâu để cuối cùng đạt tới được chân lý, tỉnh giác hoàn toàn trong đức tin chân thật!

3. Phụng sự Thượng sư

Bởi vì mọi phẩm chất tâm linh của bạn phụ thuộc vào Thượng sư, nên hãy nghĩ rằng mọi hành động thân, khẩu, ý của bạn đều phụng sự Thượng sư. Hãy luôn nghĩ đến Thượng sư với lòng kính ngưỡng và cầu nguyện Ngài trường thọ và phát nguyện thúc đẩy, hỗ trợ, mở rộng các hoạt động hoằng pháp tâm linh của Ngài.

Nếu có niềm tin với bậc Thượng sư như vậy, bạn sẽ đạt được giải thoát. Trong kinh điển dạy rằng:

"Việc quán tưởng 100.000 sắc tướng Bản tôn khác nhau, được thực hiện hàng trăm nghìn lần, cũng không bằng nhất tâm quán tưởng Căn bản Thượng sư.
Hàng triệu pháp thực hành giai đoạn Thành tựu được thực hiện hàng trăm ngàn lần, cũng không có kết quả bằng ba lần cầu nguyện và thành tâm cúng dường lên Thượng sư.
Một người thực hành thiền định của giai đoạn Thành tựu trong một kỳ kiếp, thực hành 20.000 lần; không bằng một hành giả trong tâm luôn xuất hiện Thượng sư".

Thực hành con đường chí thành bao gồm hai hướng dẫn dưới đây:

- Thực hiện bất kỳ điều gì Thượng sư dạy bạn làm.

- Thực hiện bất cứ điều gì Thượng sư muốn làm.

Như thế, trên phương diện Thân, bạn đỉnh lễ, lân mẫn Thượng sư, khiêm cung tự đảm nhận những việc vặt như chắp tác, gánh nước, lau dọn,...

Trên phương diện Khẩu, bạn cầu nguyện và tán tụng để mọi người cùng biết đến phẩm hạnh giác ngộ của Thượng sư. Hãy thỉnh cầu Ngài muốn bạn làm những gì với lời nói tôn kính, lịch sự và trung thực. Dù ở công cộng hay riêng tư, không bao giờ được tỏ thái độ bất kính với Thượng sư trên mọi phương diện Thân - Khẩu - Ý.

Nếu áp dụng đúng những gì ở trên, bạn sẽ thực sự vững bước trên con đường thực hành Guru Yoga . Thiếu lòng tôn kính đối với bậc Thầy xuất phát từ tâm không trân trọng giáo pháp. Nếu thiếu tôn trọng giáo pháp, sự thực hành sẽ trở nên không hiệu quả và không giúp hoàn thiện các phẩm chất giác ngộ. Nếu không có lòng thành kính hướng về bậc Thầy và giáo pháp, bạn sẽ ngạo mạn cho rằng không bậc Thượng sư nào có thể trao truyền cho bạn phẩm chất giác ngộ và sẽ hành thiền với thái độ sai lệch. Bởi đã phạm nhiều lỗi lầm, tất cả công đức bạn tích lũy trước đây đều bị thiêu hủy. Kính trọng Thượng sư và giáo pháp làm tăng trưởng ý chí của bạn. Nếu biết trân trọng những thiện hạnh của Thượng sư, tất cả phẩm chất giác ngộ theo đó sẽ tăng trưởng mà không cần bất kỳ nỗ lực nào.

Tâm chí thành và tín tâm với Thượng sư không dễ dàng có được. Hãy biết cúng dường Bậc Thế Tôn, phụng sự chư Phật, thực hành các thiện hạnh. Sau đó bạn nên thiền định và cầu nguyện rằng: “Mọi công đức con tích lũy đều truyền cảm hứng mạnh mẽ cho việc phát triển tâm chí thành và lòng thành kính lên Thượng sư”. Người có tâm chí thành và lòng thành kính vĩ đại sẽ có nhiều hoạt động đem lại lợi ích lớn lao cho nhiều người. Người có tâm chí thành và lòng thành kính trung bình sẽ chỉ thực hiện hoạt động với lợi ích ở mức trung bình. Người có tâm chí thành và lòng thành kính nhỏ hẹp sẽ chỉ thực hiện hoạt động lợi ích trong phạm vi nhỏ hẹp.

Tất cả các bậc Đại thành tựu giả đã đạt được giác ngộ đều nhờ bài tập khổ luyện về phụng sự và làm thế nào để tuân theo sự hướng đạo của Thượng sư. Phàm phu chúng ta không thể làm gì khác những gì chư Thượng sư trong quá khứ đã làm để quy y và phụng sự bậc Thầy. Tâm chí thành chân thật và lòng tôn kính không đến một cách dễ dàng, song các bậc Thầy trứ danh đều đã trưởng dưỡng và luyện rèn phẩm chất này thông qua sự cầu nguyện và nhất tâm tuân theo giáo huấn Thân - Khẩu - Ý của bậc Thượng sư giác ngộ!

Viết bình luận

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Bài viết liên quan:

PHÁP TU TÂY TẠNG DÀNH CHO PHẬT TỬ NHẬP MÔN - Đức Đalai Lama giảng

Phụ Lục 2: Chánh Văn – Tám Thi Kệ Chuyển Tâm Geshe Langri Thangpa (thế kỷ thứ 12) Bản tiếng Việt 1.      Với quyết tâm thành tựu Lợi lạc lớn lao nhất Nhờ tất cả chúng sinh, Tôi nguyện luôn giữ gìn Chúng sinh trong đáy tim, Vì chúng sinh quí hơn Cả bảo châu như ý. 2.      Khi gặp gỡ tiếp xúc Với bất kỳ một ai, Nguyện tôi luôn thấy mình Là kẻ thấp kém nhất, Từ đáy lòng chân thật Luôn tôn kính mọi người Như kính bậc tối cao. 3.      Nguyện trong từng hành động Tôi luôn tự xét mình, Phiền não vừa dấy lên, Ðe dọa mình và người, Nguyện tức thì nhận...

PHÁP TU TÂY TẠNG DÀNH CHO PHẬT TỬ NHẬP MÔN - Đức Đalai Lama giảng

Nguyện qui y Phật,
là bậc toàn giác / là đại đạo sư
giáo hóa chúng sinh / bằng với chánh pháp
trong sáng chân thật / đến từ trí tuệ
chứng ngộ viên mãn.

 

PHÁP TU TÂY TẠNG DÀNH CHO PHẬT TỬ NHẬP MÔN - Đức Đalai Lama giảng

OM WAGI SHVARI MUM là minh chú của Bồ tát Văn Thù Sư Lợi, rất tốt cho sinh viên học sinh. Tụng chú này tăng trí thông minh, giúp đầu óc bén nhạy. Nhiều lúc chúng tôi tụng DHIH DHIH DHIH DHIH một trăm lẻ tám lần liên tục hay nhiều hơn, trong cùng một hơi thở. Lấy một hơi thật dài, rồi tụng một mạch DHIH DHIH DHIH DHIH… làm như vậy trí nhớ sẽ gia tăng.

PHÁP TU TÂY TẠNG DÀNH CHO PHẬT TỬ NHẬP MÔN - Đức Đalai Lama giảng

Ai cũng biết rằng khi chết, tiền tài danh vọng hay quyền lợi trong đời tất cả đều không thể giúp được gì. Ðời sống tự nó là một hiện tượng biến chuyển liên tục. Nếu chỉ quan tâm đến đời sống hiện tại mà quên đi mọi kiếp về sau, làm như vậy dễ sinh tâm mê đắm hưởng thụ kiếp này, càng lúc càng nhiều chấp vọng, càng thêm tham đắm. 

PHÁP TU TÂY TẠNG DÀNH CHO PHẬT TỬ NHẬP MÔN - Đức Đalai Lama giảng

Mỗi khi gặp khó khăn trong cuộc sống, có một phương pháp đối phó rất đơn giản là quên đi tất cả. Bao giờ tinh thần mỏi mệt, tâm trí nặng nề, ta có thể vất hết sau lưng, đi nghỉ mát vài ngày, một tuần. Nhưng phương pháp này dù sao vẫn rất tạm bợ. Vấn đề còn nguyên chưa được giải quyết.

PHÁP TU TÂY TẠNG DÀNH CHO PHẬT TỬ NHẬP MÔN - Đức Đalai Lama giảng

Tây Tạng có một câu chuyện như sau: một hôm trời đổ mưa lớn, bên đường có pho tượng Phật đẫm nước mưa. Có người đi ngang thấy vậy nghĩ rằng: “Không thể để Phật ướt”. Anh ta nhìn quanh, thấy có đôi giày cũ vất bên đường, bèn nhặt để lên đầu tượng Phật để che mưa. Một người khác đi ngang, thấy vậy nghĩ rằng: “Ai lại để giày trên đầu tượng Phật?” Anh ta bèn lượm giày vất đi. Cả hai đều có tâm tốt lành đối với tượng Phật, vì vậy hành động tuy trái ngược nhưng đều gieo thiện nghiệp như nhau.

PHÁP TU TÂY TẠNG DÀNH CHO PHẬT TỬ NHẬP MÔN - Đức Đalai Lama giảng

Trong tất cả những công phu hành trì Phật giáo, phát tâm bồ đề được xem là công phu quan trọng quí giá nhất. Tâm bồ đề bắt rễ từ đại bi. Không có chúng sinh thì không thể khởi tâm đại bi. Phật đà và Bồ tát có thể hộ trì cho ta phát tâm bồ đề, nhưng không thể giúp chúng ta phát tâm đại bi. Ðại bi chỉ có thể có được nhờ hướng về chúng sinh.

PHÁP TU TÂY TẠNG DÀNH CHO PHẬT TỬ NHẬP MÔN - Đức Đalai Lama giảng

Khế kinh dạy nhân nào sinh quả nấy. Tất cả mọi kinh nghiệm chúng ta đang trải qua đều là quả, sinh ra từ nhân là hành động của chính mình trong quá khứ. Ngoài ra không có Đấng Sáng Tạo nào khác, cũng không có Đấng Tối Cao nào hiện hữu trường tồn, vượt ngoài nhân quả.

Phật dạy có hai loại nhân quả. Một là nhân quả tương ứng với quá trình ô nhiễm, ví dụ nhân ác độc sinh quả khổ đau. Hai là nhân quả tương ứng với quá trình thanh tịnh, ví dụ nhân tốt lành sinh quả an lạc.

Pháp Khí Mật Tông - Bảo Liên. Cung cấp bởi Sapo.
Lên đầu trang
Pháp Khí Mật Tông Pháp Khí Mật Tông Pháp Khí Mật Tông
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng