Ba giai đoạn tu tập Kim Cương thừa

I. Giai đoạn cơ bản

Còn gọi là giai đoạn "Ngondro", tức Pháp tu nền tảng hay Pháp tu dự bị. Trước tiên, hành giả phải tu tập, chiêm nghiệm, thiền quán "Bốn bước khởi đầu bình thường" và "Năm bước khởi đầu phi thường".

 Ba giai đoạn tu tập Kim Cương thừa

I. Giai đoạn cơ bản

Còn gọi là giai đoạn "Ngondro", tức Pháp tu nền tảng hay Pháp tu dự bị. Trước tiên, hành giả phải tu tập, chiêm nghiệm, thiền quán "Bốn bước khởi đầu bình thường" và "Năm bước khởi đầu phi thường". Để thực hiện 4 bước này, hành giả phải dựa trên 4 phép quán niệm hay "Tứ cộng gia hành", trong Mật tông gọi là 4 phép chuyển tâm, bao gồm:

1. Thân người khó được
2. Thế gian vô thường
3. Nỗi khổ luân hồi 
4. Nghiệp báo nhân quả 

Tiếp theo, để thực hiện 5 bước, hành giả phải thực hành:

1. Quy y và lễ lạy: Nhằm tạo chỗ dựa vững chắc và thể nghiệm Tam bảo và Tam căn bản ngay chính bản thân để tiến tới giải thoát.
2. Phát Bồ đề tâm: Hành giả khởi Đại bi tâm, thương xót tất cả chúng sinh đang trôi lăn trong vũng lầy sinh tử, muốn đạt đến trạng thái giải thoát và chứng ngộ Phật quả một cách nhanh nhất.
3. Thanh tịnh nghiệp chướng: Hành giả sám hối tất cả lỗi lầm từ xưa đến nay bằng các pháp môn được trao truyền.
4. Tích lũy công đức: Hành giả muốn chứng quả vị Phật thì phải thành tựu viên mãn Công đức và Trí tuệ, bằng cách cúng dường Mandala - dâng cúng những gì quý giá nhất lên chư Phật, chứng tỏ lòng thành của hành giả hướng dâng trọn vẹn cuộc đời cho sự giải thoát giác ngộ như chư Phật. Cúng dường khói hương. Cúng dường đèn..
5. Ân phước của dòng truyền thừa: Pháp này vô cùng quan trọng. Hành giả hòa nhập tâm mình với tâm của bậc thầy qua pháp Đạo sư Du già (Guru Yoga) thông qua các nghi quỹ và thần chú. Vị đạo sư chính là sự thể hiện hữu hình cụ thể của Tam bảo và Tam căn bản nên hành giả phải luôn lễ kính với tất cả "tâm chí thành".

Hành giả tu tập pháp nền tảng, trước tiên cần phải có tâm xuất ly, muốn vượt thoát ra khỏi vòng luân hồi sinh tử (cốt yếu của Tiểu thừa) và phải dũng mãnh phát Bồ đề tâm (tinh túy của Đại thừa). Vì lòng bi mẫn, hành giả phát Bồ đề tâm là vì thương xót chúng sinh, không phải chỉ giải thoát cho riêng mình, mà cần phải đạt quả vị giải thoát một cách nhanh nhất để cứu độ chúng sinh.

Pháp tu nền tảng hay dự bị này là để thanh lọc hóa cái bình chứa, biến bình chứa thành bình tịnh thủy; nếu chịu khó miên mật, kiên trì hoàn thiện các pháp tu dự bị sẽ mau chóng thành tựu và sẽ đạt được nhiều kinh nghiệm sâu sắc, có khả năng chuyển hoá mãnh liệt để đón nhận những giáo huấn Dzogchen.

II. Giai đoạn phát triển

Còn gọi là giai đoạn "Kye-rim", au khi được chín chắn qua lễ điểm đạo, chín chắn qua sự hiểu biết và thực hành giai đoạn Ngondro, hành giả tiếp tục được rèn luyện với vị thầy qua một thời gian để làm chín chắn thêm dòng tâm thức và bước vào những giai đoạn mới.

Trong giai đoạn này, hành giả luyện tập thiền quán về một vị Bản tôn mà mình có duyên hay do thầy chọn. Có hành giả thích những vị Bản tôn an tĩnh, có hành giả thích những vị Bản tôn trong hình tướng phẫn nộ, tùy theo nghiệp kết nối của họ. Giai đoạn này cũng gọi là thiền quán Bản tôn.

Cụ thể, hành giả sẽ quán cõi đất này chính là cõi Tịnh độ. Chỗ hành giả tu là cung điện của Bản tôn. Nơi hành giả ngồi là đài sen, là tòa kim cương của Bản tôn. Thân, khẩu của hành giả là thân, khẩu của Bản tôn. Tâm hành giả an trụ trong "định" không lay động, nhất tâm, an trụ trong tâm của Bản tôn. Nhờ đó, hành giả chuyển thức thành trí, nhận biết bởi do nghiệp của chúng sinh mà cõi này trở nên bất tịnh, còn đối với nhãn quan của chư Phật thì đây chính là Tịnh độ.

Như thế, hành giả Mật tông lấy kết quả làm con đường. Nghĩa là, sau khi nhận được "quán đỉnh", nhận được ân phước của vị Phật, hành giả thiền quán mình chính là vị Bản tôn đó, thấy mình và Bản tôn không khác. Không có sự cách biệt giữa một vị Phật xa xôi với hành giả trong cõi này.

Mật tông lợi dụng tất cả những mong cầu, tham vọng nhất của bản ngã để tu tập. Khi bản ngã đó đã là một vị Phật thì hành giả không còn mong cầu gì nữa ngoài việc thiền quán về vị Phật đó. Nhờ được chín chắn và được gia trì bởi một vị đạo sư chứng đạo, việc quán tưởng của hành giả sẽ hoàn toàn không phải vọng tưởng. Bởi vị thầy của họ đã tu như vậy, chứng như vậy, trong hình thức như vậy và truyền trao tri kiến như vậy, nên đệ tử sẽ vâng theo lời dạy của thầy mà được thành tựu y như vậy, linh ảnh vị Bản tôn giữa thầy và trò hoàn toàn không khác. Dĩ nhiên người học trò phải trải qua thời gian tích lũy công đức, tu hành đúng cách, hành trì miên mật và phải hoàn thiện hết tất cả các pháp môn mà bậc thầy đã chỉ dạy, như thế mới có cơ may tiến tới thành tựu viên mãn.

III. Giai đoạn hoàn thiện

Còn gọi là giai đoạn "Dzog-Rim", thực hiện xong những pháp tu Bản tôn của giai đoạn phát triển, hành giả sẽ thực hành các pháp tu về kinh mạch và những bài tập thân thể (Tsa-lung, tiếng Tây Tạng; Hathat-yoga, tiếng Ấn Độ) với những thủ ấn của Bản tôn.

6 pháp Du già Naropa, gồm:

1. Nội hỏa (Tumo) - lửa Tam Muội;
2. Huyễn thân (Gyulu);
3. Quang minh (Odsel);
4. Chuyển mộng (Milam);
5. Vượt Trung ấm;
6. Chuyển thần thức - nếu hành giả trong đời chưa thành Phật thì có thể thực hiện pháp này để chuyển thần thức về cõi Tịnh độ.

Tiếp theo, hành giả thực hiện pháp Đại Thủ Ấn (Maha-mudra), hoặc Đại Toàn Thiện (Dzogchen) bởi những pháp tu Du già bí truyền cao cấp nhất (thông thường là Trekchod và Togal) để nhận biết Tâm Kim Cương (Dorje-sem), đạt được Tam Thân Phật (Ku-sum). Thành tựu pháp này, hành giả đạt được giác ngộ, tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng, tự tại ra vào sinh tử, tự tại tái sinh, tự tại thị hiện và tự tại hóa độ chúng sinh, chứng đắc tập pháp bao la của một vị Phật.

Viết bình luận

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Bài viết liên quan:

Ý nghĩa bánh xe chuyển pháp luân.

Hỏi: Nhìn phù hiệu bánh xe có 12 căm, có người nói, đó là bánh xe luân hồi. Họ giải thích 12 căm là tượng trưng cho Thập nhị nhân duyên. Có người lại nói, đó là bánh xe Chuyển pháp luân. Xin hỏi: Qua 2 điều nói trên, không biết điều nào đúng ?

Ý nghĩa tràng hạt.

Đáp: Tràng hạt là một phương tiện trong muôn ngàn phương tiện khác. Trong Phật giáo có vô số phương tiện. Mọi hình thức pháp khí hay vật thể đều là những phương tiện. Tuy nhiên, không phải vô cớ mà người ta bày ra. Dĩ nhiên, mỗi một hình thức của một vật thể đều có một ý nghĩa biểu trưng đặc biệt của nó.

Ý nghĩa chắp tay như thế nào?

Người Ấn Độ cho rằng tay phải là tay thần thánh, tay trái là tay bất tịnh. Nhưng nếu 2 tay hiệp lại làm một thì trở thành sự hợp nhất giữa phương diện thánh thiện và nhiễm ô, cho nên hiệp chưởng là biểu hiện bộ mặt chân thật nhất của con người. Nghĩa " Bất cấu bất tịnh " trong Bát Nhã Tâm Kinh chính là ý nầy.

VĂN THÙ CỬU CUNG BÁT QUÁI PHÙ

Văn Thù Cửu Cung Bát Quái Phù do Tổ Sư khai sơn của Mật Tông Tây Tạng là Liên Hoa Sinh Đại Sĩ (Padma-saṃbhava) vì từ bi thương xót tất cả chúng sinh ở Thế Gian do thọ nhận Thời, Không, Phương Vị chẳng cát tường đã sinh ra chướng nạn, nên đặc biệt gom tập ba đất Phạn, Hán, Tạng phá trừ các loại hung sát để trấn nhà cửa, an cư diệu bảo mà thành.

Cúng dường Mandala tịnh hoá bám chấp vun bồi công đức

Mục đích của việc cúng dường mạn-đà-la là xua tan sự bám chấp vào cái tôi và bất cứ kiểu thái độ quan niệm nào mà bám vào thứ gì đó như là của ai đó. Cho đi mọi thứ, nhờ việc cúng dường mạn-đà-la bên ngoài, bên trong và bí mật, sẽ xua tan mọi kiểu bám chấp. Cùng lúc đó, một cách tự nhiên, việc tích lũy công đức được hoàn thành. Người ta nói rằng, việc cúng dường mạn-đà-la đầu tiên được tiến hành sau khi Đức Phật thành tựu Chánh giác, khi vua của các vị trời,...

Chúng sinh bị cột chặt vào sinh tử luân hồi bởi dục vọng và bám chấp

Trải qua suốt vòng luân hồi từ vô thủy cho tới ngày nay, không có một sinh thái (life form) nào mà ta đã chưa từng sinh ra trong đó. Đã bao lần những dục vọng của ta khiến đầu và tứ chi ta đứt rời. Nếu có thể chất đống ở tại một nơi tất cả những tứ chi mà ta đã mất khi làm thân kiến và làm những côn trùng khác thì đống tứ chi ấy còn cao hơn Núi Tu Di. Những giọt nước mắt mà ta đã khóc bởi cái lạnh, cái đói và cái...

Cầu nguyện 21 Lục Độ Phật Mẫu viên mãn mọi tâm nguyện trong những ngày đầu năm mới

Đức Lục Độ Mẫu Phật là một vị Phật có khả năng giải thoát chúng sinh khỏi tất cả những chướng ngại trong cuộc sống, như chướng ngại về công việc, sức khỏe, chướng ngại trong gia đình, trong kinh doanh...Trong các khóa lễ đầu năm mới tại gia đình hay tại các tự viện, người dân các quốc gia vùng Himalaya ngày nay vẫn duy trì truyền thống thực hành pháp tu Lục Độ Phật Mẫu giúp khiển trừ chướng ngại, nạn dịch, hiểm nguy, để cầu nguyện viên mãn mọi tâm nguyện của bản thân cũng như của...

[Mật Tông vấn đáp]

1. Hỏi: Còn quan niệm của người tu Mật ra sao?

Đáp: Phần này trình bày về “cái nhìn” của người tu Mật với nhân sinh và vũ trụ. Điều này rất quan trọng, vì nó là mũi tên chỉ đường, và là cây gậy chống cho hành giả.

Pháp Khí Mật Tông - Bảo Liên. Cung cấp bởi Sapo.
Lên đầu trang
Pháp Khí Mật Tông Pháp Khí Mật Tông Pháp Khí Mật Tông
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng