Đạo sư Manjushrimitra

Manjushrimitra (‘Jam dPal bShes gNyen) sinh trong một gia đình Bà La Môn trong thành phố Dvikrama ở hướng Tây của Bodhgayā tại Ấn Độ. Thân phụ Ngài là Sādhushāstrī, và thân mẫu là Pradīpālokā. Ngài trở thành một học giả của cả năm lĩnh vực học thuật.

Đạo sư Manjushrimitra

Manjushrimitra (‘Jam dPal bShes gNyen) sinh trong một gia đình Bà La Môn trong thành phố Dvikrama ở hướng Tây của Bodhgayā tại Ấn Độ. Thân phụ Ngài là Sādhushāstrī, và thân mẫu là Pradīpālokā. Ngài trở thành một học giả của cả năm lĩnh vực học thuật.

Trong một linh kiến thanh tịnh, Đức Văn Thù Bồ Tát ban cho Ngài lời tiên tri này: “Ồ nam tử của gia đình tốt lành, nếu con muốn đạt được Phật quả ngay trong đời này, hãy đi tới mộ địa Shītavana”. Manjushrīmitra tới đó và nhận giáo lý từ Prahevajra trong 75 năm. Prahevajra bảo Ngài:
"Bản tính của tâm là Phật từ nguyên thủy.
Tâm, giống như không gian, không có sinh hay diệt.
Khi đã hoàn toàn chứng ngộ ý nghĩa của sự nhất như của mọi hiện tượng, an trụ trong nó, không tìm kiếm, là thiền định".

Manjushrīmitra đã chứng ngộ ý nghĩa giáo lý của Prahevajra và diễn tả sự chứng ngộ của Ngài cho Prahevajra:
"Con là Manjushrīmitra.
Con đã đạt được sự thành tựu Yamāntaka.
Con đã chứng ngộ sự bình đẳng vĩ đại của sinh tử và Niết bàn.
Trí tuệ nguyên sơ thấu suốt mọi sự phát khởi trong con".

Khi Prahevajra đạt được Niết bàn giữa những dấu hiệu kỳ diệu, Manjushrīmitra nhìn thấy Prahevajra trong không trung giữa một khối ánh sáng, và Ngài đã thốt ra lời than thở này:
"Than ôi, than ôi, than ôi! Ồ sự Bao la Rộng lớn!
Nếu ánh sáng ngọn đèn của vị Thầy bị che khuất,
Ai sẽ xua tan bóng tối của thế giới?".

Từ khối ánh sáng với âm thanh của một tiếng sấm xuất hiện một hộp bằng vàng lớn bằng một móng ngón tay cái. Trên không trung chiếc hộp đi nhiễu quanh Manjushrīmitra ba lần. Sau đó nó hạ xuống lòng bàn tay phải. Khi mở hộp, Ngài tìm thấy di chúc Ba Lời Thâm nhập điều Cốt tủy của Prahevajra viết bằng chất nước ma-la-chít (malachite) màu xanh dương trên một cái lá làm bằng năm chất quý báu. Chỉ nhìn thấy nó Ngài đã đạt được một sự chứng ngộ tương đương với chứng ngộ của Prahevajra. Sau đó Manjushrīmitra phân loại 6.400.000 câu kệ của Dzopa Chenpo thành ba phạm trù (sDe):

1. Các giáo lý nhấn mạnh cách thức tâm “an trụ”, Ngài đã phân loại là Semde.
2. Các giáo lý nhấn mạnh việc thoát khỏi những nỗ lực, Ngài đã phân loại là Longde.
3. Các giáo lý nhấn mạnh những điểm cốt tủy, Ngài đã phân loại là Mengagde.

Manjushrīmitra phân chia Nyingthig, giáo lý phi thường nhất của Me-ngagde thành hai nhóm:

1. Những giáo lý khẩu truyền (sNyan rGyud).
2. Các tantra có tính cách giải thích (bShad rGyud).

Ngài đã ghi lại những giáo lý khẩu truyền. Nhưng đối với những tantra có tính cách giải thích, Ngài không tìm được đệ tử xứng đáng để có thể truyền những giáo lý này, vì thế Ngài cất giấu chúng trong một tảng đá mòn được đánh dấu bằng một chày kim cương đôi (xếp chéo) ở phía Bắc Bodhgayā. Ngài trải qua 109 năm tại mộ địa Sosadvīpa ở phía Tây Bodhgayā, an trụ trong thiền định, thực hành giới luật bí mật với vô số Dākinī, và ban cho họ các giáo lý. Ở đó Ngài trao truyền giáo lý Đại Viên Mãn cho Shrīsimha.

Lúc cuối đời, giữa những dấu hiệu, âm thanh, tia sáng, và ánh sáng kỳ diệu, Ngài tan biến thành thân chói lọi. Bởi những lời cầu nguyện sùng mộ của Shrīsimha, di chúc của Manjushrīmitra, Gom-nyam Trukpa (Sáu Kinh Nghiệm Thiền Định) hạ xuống bàn tay của Shrīsimha. Trong đó có những lời này:

"Ồ nam tử của gia đình tốt lành! Nếu con muốn nhìn thấy sự tương tục của giác tính tuyệt đối trần trụi:
1. Hãy tìm kiếm đối tượng của giác tính (bầu trời trong trẻo).
2. Ấn vào những điểm trong thân thể (bằng tư thế).
3. Đóng lại đường đến và đi (sự hô hấp).
4. Tập trung vào mục tiêu (Pháp giới tối thượng).
5. Nương tựa vào sự bất động (của thân, đôi mắt, và giác tính).
6. Nắm giữ không gian bao la (bản tính của giác tính tự thân).

Các Đạo sư Shrīsimha và Buddhajnāna là đệ tử của Manjushrīmitra và thậm chí một số người còn cho rằng có lẽ các Ngài chỉ là một người.

Sau này, Manjushrīmitra tái sinh bằng cách sinh trong hoa sen tại một nơi được gọi là Serkyi Metok Ki Gyenpe Ling (Đảo Tô Điểm Hoa Vàng) ở miền Tây Ấn Độ và được gọi là “Manjushrīmitra cuối cùng”. Ngài ban giáo lý Đại Viên Mãn cho Guru Padmasambhava (Đức Liên Hoa Sinh) và Đạo sư Āryadeva (Thánh Thiên).

Viết bình luận

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Bài viết liên quan:

Ngài Marpa cầu Pháp

Hãy lấy tiểu sử của Đức Marpa làm ví dụ - ngài đã hy sinh cuộc đời cho Giáo pháp ra sao. Với đôi chân, ngài đã du hành sang Ấn Độ qua những cánh rừng rậm, nóng bức và đầy những kẻ cướp và dã thú. Không có những con đường, không có máy bay hay xe lửa, không có máy điều hòa không khí, không có ngay cả những chiếc quạt điện. Sau khi thọ nhận những giáo lý vĩ đại, ngài nói: “Trong một chuyến du hành dài như thế, ta đã đi bộ trong rừng rậm...

Hồng Quán Âm

Đức Lhachen Marnak (Bản tôn siêu việt) uy mãnh và phối ngẫu của Ngài là những hiện thân của Đức Quán Âm Bồ Tát và các Đạo sư tài bảo trong thế giới này. Các Ngài có năng lực vô tận để ban cho các hành giả những thành tựu về sự thịnh vượng và của cải. Các Ngài là suối nguồn thiêng liêng của vô số điều tốt lành.

Chemchok Heruka

Chemchok Heruka - vị thần chính trong Mandala của 58 vị thần phẫn nộ khía cạnh phẫn nộ của Đức Phổ Hiền. Chemchok Heruka cũng là vị thần trung tâm trong Mandala của Tsokchen Düpa và Kagyé.

Văn Thù Nagarakshasa

Đức Manjushri Nagarakshasa hung dữ hay Jampel Nagarakshasa là một trong những vị Phật trông đáng sợ nhất trong quần thể Phật giáo Tây Tạng.

Đạo sư Bọ Cạp

Ngoài việc được liên kết với vị thần thiền định Guru Dragpo, Ngài cầm một con bọ cạp trong tay trái, Guru Dragpo cũng được liên kết chặt chẽ với vị thần Vajrakilaya đầy quyền năng và chu kỳ giáo lý.

Hộ pháp Nojin Tsiu Mar

"Bảy tinh linh tsen hoang dã" - Tsengo Rolpa Chadun - xuất phát từ bảy loại ma hoang dã và khát máu được gọi là tsen. Trong số những vị này, đặc biệt nhất là Tsiu Mar, thủ lĩnh của lực lượng tinh linh nojin (gây tai họa) kiêu ngạo. Ngài được trao quyền làm chúa tể của sinh lực khắp ba cõi và đi vòng quanh ba ngàn thế giới chỉ trong khoảnh khắc.
 

Năm hộ pháp Nechung Gyalpo

Nechung Gyalpo (năm vị vua) của dòng Terma (kho báu). Bản tôn trung tâm là vị vua của hành động phẫn nộ "Pehar", màu trắng, có 3 mặt và 6 tay. Mặt phải của Ngài màu đỏ và mặt bên trái màu xanh.

Hộ pháp Gonpo Tsokdak

Đức Avalokiteshvaracao quý đã hóa hiện làm 5 anh em đại Hộ Pháp để bảo vệ giáo lý. Trong tình huống đó, 5 anh em bị buộc phải đua tranh bằng những năng lực khác nhau của họ và cuối cùng ganh đua nhau về tốc độ chạy quanh núi Tu Di.

Pháp Khí Mật Tông - Bảo Liên. Cung cấp bởi Sapo.
Lên đầu trang
Pháp Khí Mật Tông Pháp Khí Mật Tông Pháp Khí Mật Tông
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng