Đạo sư Liên Hoa Sinh

Đạo sư Liên Hoa Sinh tên tiếng Phạn là "Guru Padmasambhva" hay còn gọi ngài là "Guru Rinpoche", ngài là thủy tổ sáng lập của Phật giáo Mật tông Tây Tạng và cũng là tổ sư sáng lập của phái Nyingma; người dân Tây Tạng coi ngài là "đệ nhị Phật" sau đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Đạo sư Liên Hoa Sinh

Đạo sư Liên Hoa Sinh tên tiếng Phạn là "Guru Padmasambhva" hay còn gọi ngài là "Guru Rinpoche", ngài là thủy tổ sáng lập của Phật giáo Mật tông Tây Tạng và cũng là tổ sư sáng lập của phái Nyingma; người dân Tây Tạng coi ngài là "đệ nhị Phật" sau đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đức Liên Hoa Sinh không chỉ là một nhân vật lịch sử, người sống ở Ấn Độ và sau đó đến Tây Tạng. Ngài không chỉ xuất hiện trong thế giới Sa Bà trong kiếp này mà đã đạt giác ngộ từ vô số kiếp trước. Mặc dù thực sự Ngài hoàn toàn giác ngộ từ vô thủy, với hữu tình chúng sinh, như thể Ngài nương tựa rất nhiều đạo sư, thọ nhận các trao truyền từ Pháp thân Phật Phổ Hiền cho đến Bổn Sư của Ngài, tiến hành các thực hành, đạt chứng ngộ và thành tựu. Ngài làm vậy để chỉ ra cho chúng sinh cách thức đúng đắn để thọ nhận giáo lý từ một truyền thừa chư đạo sư không gián đoạn và cách đi theo những giáo lý như vậy để thọ nhận ân phước gia trì của truyền thừa.

Chỉ nhờ cầu khẩn đến Đức Liên Hoa Sinh bằng Lời Cầu Nguyện Bảy Dòng, chúng ta có thể sinh trong các cõi Tịnh độ và bằng cách trì tụng lời cầu nguyện này không chút nghi ngờ hay do dự, chúng ta có thể thoát khỏi bất kỳ hoàn cảnh không mong muốn nào và đạt được bất cứ điều gì chúng ta mong muốn, bao gồm các hoạt động tức tai, tăng ích, kính ái và phẫn nộ và thậm chí có được bất kỳ của cải vật chất nào mà chúng ta muốn.

Mặc dù Ngài vốn giác ngộ từ nguyên thủy, bởi những giáo lý cần được trao truyền từ thầy sang trò để giữ gìn dòng truyền thừa, Đức Liên Hoa Sinh đã sống trong tám nghĩa địa linh thiêng ở Ấn Độ, nơi Ngài thọ nhận các giáo lý từ tám đại thành tựu giả (Mahasiddha), những vị hiển bày thần thông ở các thánh địa này. Tám Trì Minh vương này cũng thọ nhận những giáo lý nhờ sự trao truyền từ thầy sang trò và hiển bày sự thành tựu thông qua các thần thông. Không phải là Đức Liên Hoa Sinh không có kiến thức về những giáo lý mà Ngài thọ nhận từ các đạo sư vĩ đại này, nhưng để giữ gìn truyền thừa Giáo Pháp theo cách thức chân chính, Ngài phải thọ nhận chúng một lần nữa. Chúng ta cũng cần thọ nhận những trao truyền từ một đạo sư đủ phẩm tính và thực hành chúng mà không vi phạm bất kỳ thệ nguyện Samaya nào.

Trước khi đến Tây Tạng, Đức Liên Hoa Sinh vốn đã sống ở Ấn Độ trong hơn hai nghìn năm và trong lúc đó, Ngài chẳng làm gì ngoài làm lợi chúng sinh trong những hình tướng khác nhau thông qua các hoạt động khác nhau và dưới nhiều cách thức khác nhau. Ví dụ, ở Đại học Nalanda vinh quang, có hàng vạn học giả vĩ đại. Đại học này có bốn cổng chính do các học giả vĩ đại nhất canh giữ, những vị cũng chứng ngộ cao. Khi năm trăm học giả Hindu đến Nalanda và yêu cầu một cuộc tranh luận với các học giả. Người ta quyết định rằng mọi người phải tuân theo tôn giáo của bên thắng trong cuộc tranh luận. Các học giả Hindu rất uyên bác và cũng có những sức mạnh diệu kỳ vĩ đại. Các học giả Phật giáo ở Nalanda tin tưởng rằng họ có thể chiến thắng cuộc tranh luận nhưng lo lắng rằng học giả Hindu có thể giỏi hơn trong việc tiến hành các thần thông, điều sẽ gây ra một vấn đề to lớn. Đêm nọ, tất cả đều có cùng một giấc mơ về một Không Hành Nữ, vị nói rằng các học giả Phật giáo thực sự không thể sánh với học giả Hindu về thần thông và cần mời em trai của Bà ấy từ nghĩa địa Rừng Lạnh Lẽo đến giúp đỡ hoặc là họ sẽ thất bại. Các học giả nói rằng họ quá sợ hãi nên chẳng thể du hành đến nghĩa địa, vì thế, làm sao mà họ có thể thỉnh mời được Ngài? Vị Không Hành Nữ bảo rằng họ không cần phải thực sự đến đó: Bà ấy sẽ thỉnh mời Ngài và tất cả những gì họ phải làm là chuẩn bị một tiệc cúng dường Ganachakra hoành tráng và trì tụng Lời Cầu Nguyện Bảy Dòng để cầu thỉnh Ngài. Do đó, các học giả đã chuẩn bị tiệc cúng dường mở rộng theo những chỉ dẫn của vị Không Hành Nữ và bắt đầu trì tụng Lời Cầu Nguyện Bảy Dòng với lòng sùng mộ lớn lao. Sau một lúc, Đức Liên Hoa Sinh thực sự xuất hiện và hỏi tại sao họ thỉnh cầu Ngài hiện diện. Họ giải thích tình hình liên quan đến cuộc tranh luận sắp diễn ra và những lo lắng của họ về việc không thể thắng được những thần thông của hành giả Hindu. Khi cuộc tranh luận bắt đầu, các học giả Hindu hiển bày thần thông diệu kỳ, chẳng hạn bay trên trời, nhưng Đức Liên Hoa Sinh còn hiển bày những thần thông vĩ đại và nhanh hơn. Vì vậy, học giả Hindu thất bại và phải chuyển sang Phật giáo.

Bởi những nguyện từ nhiều đời, Đức Liên Hoa Sinh đã đến và đem Phật giáo đến Tây Tạng. Nếu Ngài không được mời đến Tây Tạng, Phật giáo chẳng thể được truyền bá ở đó bởi các vị thiên và tinh linh bản địa rất mạnh mẽ. Nhưng Đức Liên Hoa Sinh đã điều phục tất cả, ban quán đỉnh cho chúng, giảng dạy Giáo Pháp và trói buộc chúng bởi lời thề để chúng đều trở thành những vị bảo vệ Giáo Pháp thay vì là kẻ thù. Trong những vị thần và tinh linh bản địa ở Tây Tạng, nhiều vị đã cử hành các thần thông và thách thức Đức Liên Hoa Sinh và ngày nay, những địa điểm nơi điều này xảy ra vẫn có thể được viếng thăm.

Các quan chức chính phủ xấu xa cũng thách thức Đức Liên Hoa Sinh theo nhiều cách, nhưng họ không thể ngăn Ngài thiết lập Giáo Pháp hay giảng dạy Mật thừa. Sự thật rằng những giáo lý của đức Phật phát triển ở Tây Tạng đều nhờ ân phước gia trì của Đức Liên Hoa Sinh. Ngài cũng khiến nhiều học giả và dịch giả vĩ đại khác đến Tây Tạng để hoằng dương Giáo Pháp; Ngài dần dần cũng truyền Bồ Tát giới để những vị khác cũng bắt đầu hành động vì sự phát triển của Giáo Pháp.

Trong triều đại của vua Trisong Deutsen, đức vua và các thượng thư đã thỉnh mời Đức Liên Hoa Sinh xây dựng Tu viện Samye và khi mọi thứ hoàn tất và lễ thánh hóa ngôi chùa cùng các bức tượng đã kết thúc, đức vua thỉnh cầu Đức Liên Hoa Sinh giảng dạy Giáo Pháp. Vì thế, Đức Liên Hoa Sinh đã đến Samye Chimphu cùng với đức vua và dân chúng. Bởi nền tảng của mọi giáo lý Mật thừa là quán đỉnh, Ngài bắt đầu bằng cách ban quán đỉnh về tám Heruka và khai mở Mandala. Sau đấy, Đức Liên Hoa Sinh hỏi các đệ tử của Ngài rằng họ muốn thọ nhận quán đỉnh từ ai: chính Ngài hay từ Bản tôn? Bởi mỗi vị đều có thể thấy rõ Mandala tám Heruka, hầu hết nói rằng bởi Bản tôn là bất khả phân với đạo sư, họ muốn thọ nhận từ chính đạo sư. Nhưng vợ của vua Trisong Deutsen, hoàng hậu Margyenma, nói rằng bởi họ luôn luôn có thể gặp đạo sư nhưng chưa bao giờ thấy Bản tôn, bà ấy muốn thọ nhận quán đỉnh từ Bản tôn. Lúc bắt đầu một nghi quỹ, chúng ta luôn phóng hào quang từ tim để triệu thỉnh chư Bổn tôn Mandala đến trước chúng ta, phải vậy không? Vì vậy, khi Đạo Sư Liên Hoa Sinh làm thế, mọi người có thể thấy toàn bộ Mandala, nhưng khi chư Bản tôn tan vào bản thân khi người ta tụng Ja Hung Bam Ho, bởi chư Bản tôn Mandala Tám Heruka tan vào tim Đức Liên Hoa Sinh, hoàng hậu đã không thọ nhận được quán đỉnh đó.

Tuy nhiên, tất cả 25 đệ tử đều thọ nhận quán đỉnh theo Bản tôn mà họ kết nối bởi nghiệp và những lời cầu nguyện và họ rời đi thực hành nhập thất cá nhân. Nhờ ân phước gia trì của Đạo Sư Liên Hoa Sinh và phước báu của bản thân họ, mỗi vị đạt được thành tựu và hiển bày các dấu hiệu diệu kỳ. Khi con thấy một bức tranh cuộn (Thangka) về 25 đệ tử, nó cho thấy tất cả những thành tựu này. Ví dụ, Khyechung Lotsa có thể bắt được những con chim bằng cách đưa tay lên trời, Mathok Rinchen có thể ăn đá như thể đó là thức ăn, Yaki Wangchuk có thể lập tức tập hợp lại những con Yak hoang và Oden Palgyi Wangchuk có thể đảo ngược dòng sông. Nhưng hoàng hậu Margyenma có tà kiến, vì thế, bà ấy không thể đạt được điều gì bởi các nghi ngờ về đạo sư. Đấy là lý do chúng ta cần thực hành Giáo Pháp không chỉ với tri kiến đúng đắn và tâm không dao động mà còn cả niềm tin và lòng sùng mộ lớn lao (Tâm chí thành).

Sau khi Đức Liên Hoa Sinh hoàn thành Tu viện Samye, mặc dù đức vua, các hoàng hậu, thượng thư và dân chúng đều nài nỉ Ngài ở lại Tây Tạng, Ngài nói rằng đã đến lúc phải điều phục loài La Sát, ma quỷ ăn thịt và nếu Ngài không đi, chúng sẽ gây ra những vấn đề cho thế giới này. Bởi họ chẳng thể làm gì thêm, đức vua, thượng thư và dân chúng hộ tống Ngài đến đèo Gungtang. Trong khi họ vân tập về đó, vô số Không Hành Nữ đã đến với một con ngựa để hộ tống Đức Liên Hoa Sinh và khi Ngài cưỡi chú ngựa và sắp bay lên hư không cùng với chư Không Hành Nữ, Ngài trao cho họ rất nhiều lời khuyên, nói rằng, “Nếu con chân thành cầu khẩn Ta, Ta luôn luôn ở bên gối của con, bất khả phân với tất cả các con”. Ngài hứa rằng Ngài sẽ xuất hiện trước mỗi vị cầu khẩn Ngài và sẽ quay trở về Tây Tạng vào ngày mùng 10 mỗi tháng theo Âm lịch Tây Tạng.

Tất cả những giáo lý Mật thừa và Đại Viên Mãn mà Đức Liên Hoa Sinh trao cho 25 đệ tử chính yếu được vị phối ngẫu của Ngài – Yeshe Tsogyal viết lại. Sau đấy, nhờ sức mạnh diệu kỳ của Ngài, những giáo lý này được chôn giấu khắp Tây Tạng. Các Terma này sau đó được phát lộ bởi 108 vị phát lộ kho tàng chính và phụ và những vị đạt được thành tựu và trở thành Trì Minh vương nhờ các thực hành này thì nhiều như sao trong hư không. Tất cả những hành giả này có sự tin tưởng hoàn toàn với các chỉ dẫn – không một ai trong số họ ấp ủ nghi ngờ về chúng. Dĩ nhiên, khi ta thọ nhận chỉ dẫn từ đạo sư, ta cần phải hiểu chúng, nhưng khi ta đã hiểu chúng và chúng trở nên rõ ràng, có dù chỉ một chút hoài nghi nhỏ nhất về các chỉ dẫn này cũng sẽ ngăn cản sự thành tựu của con trong nhiều kiếp.

Đức Liên Hoa Sinh cũng để lại những chỉ dẫn tiên tri về việc cử hành các nghi lễ khác nhau để bảo vệ Tây Tạng vào thời điểm Trung Quốc sắp xâm chiếm. Khi Jamyang Khyentse Chokyi Lodro đến Lhasa, Ngài nói với chính phủ Tây Tạng rằng nếu họ dựng một bức tượng Liên Hoa Sinh cao ba tầng trong hình tướng Nangsi Zilnon ‘Đấng Điều Phục Vinh Quang Hình Tướng Và Sự Tồn Tại’, sẽ chẳng có rắc rối nào ở Tây Tạng trong 60 năm. Tuy nhiên, sau đấy khi Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro đang sống ở Sikkim, chính phủ Tây Tạng nói với Ngài rằng họ đã không thể dựng một bức tượng Nangsi Zilnon cao ba tầng mà thay vào đó, đã làm một bức tượng Guru Dewa Chenpo cao khoảng ba mét và hỏi liệu còn điều gì khác mà họ cần làm hay không. Nghe vậy, Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro bảo với họ rằng, “Các ông đã không làm điều mà tôi khuyên, vì thế, bây giờ chẳng còn gì mà tôi có thể làm. Làm một bức tượng Guru Dewa Chenpo theo truyền thống Ấn Độ chỉ ra rằng người Tây Tạng có thể chạy đến Ấn Độ”. Ngài rất buồn, che đầu của Ngài bằng y và bắt đầu khóc. Nếu họ dựng bức tượng đó theo lệnh của Ngài, Giáo Pháp đã phát triển ở Tây Tạng trong 60 năm nữa. Không may thay, bởi những nghi ngờ của họ do không hiểu được sức mạnh của ân phước gia trì bao la và bi mẫn của Đức Liên Hoa Sinh và không đủ sự tin tưởng với những lời của Ngài Jamyang Khyentse Chokyi Lodro, mọi chuyện xảy ra theo chiều hướng bi kịch.

Theo nhận thức bình phàm của chúng ta, Đức Liên Hoa Sinh đã chào đời và dành thời gian ở Ấn Độ và Tây Tạng, nhưng thực sự, Ngài hoàn toàn vượt khỏi sinh và tử. Thân giác ngộ của Ngài bất biến; chỉ dưới con mắt của hữu tình chúng sinh thì Ngài mới dường như sinh ra và qua đời vào những thời điểm nhất định, nhưng thực sự, Ngài luôn hiện hữu. Trong mỗi kiếp, dù bao nhiêu vị Phật xuất hiện, nếu có những đệ tử thích hợp với giáo lý Mật thừa, Đức Liên Hoa Sinh sẽ hóa hiện và giảng dạy giáo lý Mật thừa.

Khi Đức Liên Hoa Sinh rời Tây Tạng, Ngài làm thế trước sự hiện diện của đức vua, hoàng hậu, các thượng thư và vô số dân chúng, những vị muốn gửi lời tạm biệt ở đèo Gungtang. Ngài chỉ bay từ đó đến núi màu đồng, vì thế, không phải là Ngài rời đi một cách bí mật.

Một vài y áo của Đức Liên Hoa Sinh vẫn còn và tóc của Ngài được phát lộ như một kho tàng dưới dạng những sợi tóc tỏa sáng, năm màu. Cho đến khi Phật Di Lặc và những vị còn lại trong một nghìn vị Phật sẽ xuất hiện trên thế giới này xuất hiện, Đức Liên Hoa Sinh sẽ hiển bày để làm lợi lạc chúng sinh. Người ta nói rằng Đức Liên Hoa Sinh có 8 hóa hiện và 40 hóa hiện phụ và ở mỗi thế giới trong vũ trụ tỷ phần, Ngài đều hiển bày các hóa hiện.

Đức Liên Hoa Sinh bất khả phân với bất kỳ ai có niềm tin chân thành với Ngài. Dẫu cho trong thời mạt pháp này, các chúng sinh tiêu cực cố gắng đàn áp Ngài, Ngài toàn toàn vượt khỏi việc bị đàn áp hay không bị đàn áp, vì thế, những vị này chỉ tích lũy ác nghiệp và ngăn cản con đường giải thoát của bản thân họ.

Giáo lý Mật thừa và đặc biệt là Đại Viên Mãn (Dzogchen), mà nhờ đó giác ngộ có thể đạt được trong thân cầu vồng đại chuyển hóa trong một đời, đều nhờ sự gia trì từ thân cầu vồng của Đức Liên Hoa Sinh. Theo tri kiến của Mật thừa, mọi chúng sinh và mọi hiện tượng đều hoàn toàn hoàn hảo từ vô thủy và những giáo lý này không được tạo ra bởi chúng sinh bình phàm mà được thiết lập bởi Pháp thân Phật Phổ Hiền và ba truyền thừa: truyền thừa tâm của những Đấng Chiến Thắng, truyền thừa biểu tượng của chư Trì Minh vương và truyền thừa lắng nghe của những chúng sinh bình phàm. Chư đạo sư giác ngộ, những vị sau đấy trao truyền các giáo lý này, hoàn toàn thoát khỏi những ý nghĩ quan niệm về việc liệu chúng tốt hay xấu, truyền cảm hứng hay không và không tạo tác bất cứ điều gì. 

Viết bình luận

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Bài viết liên quan:

Ngài Marpa cầu Pháp

Hãy lấy tiểu sử của Đức Marpa làm ví dụ - ngài đã hy sinh cuộc đời cho Giáo pháp ra sao. Với đôi chân, ngài đã du hành sang Ấn Độ qua những cánh rừng rậm, nóng bức và đầy những kẻ cướp và dã thú. Không có những con đường, không có máy bay hay xe lửa, không có máy điều hòa không khí, không có ngay cả những chiếc quạt điện. Sau khi thọ nhận những giáo lý vĩ đại, ngài nói: “Trong một chuyến du hành dài như thế, ta đã đi bộ trong rừng rậm...

Hồng Quán Âm

Đức Lhachen Marnak (Bản tôn siêu việt) uy mãnh và phối ngẫu của Ngài là những hiện thân của Đức Quán Âm Bồ Tát và các Đạo sư tài bảo trong thế giới này. Các Ngài có năng lực vô tận để ban cho các hành giả những thành tựu về sự thịnh vượng và của cải. Các Ngài là suối nguồn thiêng liêng của vô số điều tốt lành.

Chemchok Heruka

Chemchok Heruka - vị thần chính trong Mandala của 58 vị thần phẫn nộ khía cạnh phẫn nộ của Đức Phổ Hiền. Chemchok Heruka cũng là vị thần trung tâm trong Mandala của Tsokchen Düpa và Kagyé.

Văn Thù Nagarakshasa

Đức Manjushri Nagarakshasa hung dữ hay Jampel Nagarakshasa là một trong những vị Phật trông đáng sợ nhất trong quần thể Phật giáo Tây Tạng.

Đạo sư Bọ Cạp

Ngoài việc được liên kết với vị thần thiền định Guru Dragpo, Ngài cầm một con bọ cạp trong tay trái, Guru Dragpo cũng được liên kết chặt chẽ với vị thần Vajrakilaya đầy quyền năng và chu kỳ giáo lý.

Hộ pháp Nojin Tsiu Mar

"Bảy tinh linh tsen hoang dã" - Tsengo Rolpa Chadun - xuất phát từ bảy loại ma hoang dã và khát máu được gọi là tsen. Trong số những vị này, đặc biệt nhất là Tsiu Mar, thủ lĩnh của lực lượng tinh linh nojin (gây tai họa) kiêu ngạo. Ngài được trao quyền làm chúa tể của sinh lực khắp ba cõi và đi vòng quanh ba ngàn thế giới chỉ trong khoảnh khắc.
 

Năm hộ pháp Nechung Gyalpo

Nechung Gyalpo (năm vị vua) của dòng Terma (kho báu). Bản tôn trung tâm là vị vua của hành động phẫn nộ "Pehar", màu trắng, có 3 mặt và 6 tay. Mặt phải của Ngài màu đỏ và mặt bên trái màu xanh.

Hộ pháp Gonpo Tsokdak

Đức Avalokiteshvaracao quý đã hóa hiện làm 5 anh em đại Hộ Pháp để bảo vệ giáo lý. Trong tình huống đó, 5 anh em bị buộc phải đua tranh bằng những năng lực khác nhau của họ và cuối cùng ganh đua nhau về tốc độ chạy quanh núi Tu Di.

Pháp Khí Mật Tông - Bảo Liên. Cung cấp bởi Sapo.
Lên đầu trang
Pháp Khí Mật Tông Pháp Khí Mật Tông Pháp Khí Mật Tông
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng