Bát đại hoá thân của Đức Liên Hoa Sinh

Tám hóa thân của Đạo sư Liên Hoa Sinh không miêu tả các vị Liên Hoa Sinh khác nhau mà phản ánh năng lực hiển bày của Ngài tùy theo căn cơ và nhu cầu khác nhau của chúng sinh. Trong Tạng ngữ, gọi là "Guru Tsen Gye", tám ‘danh hiệu’ của Đạo sư; mỗi hóa hiện minh chứng một nguyên tắc khác nhau, điều phát lộ bản tính nội tại của tâm.
 

Bát đại hóa thân Liên Hoa Sinh 

Tám hóa thân của Đạo sư Liên Hoa Sinh không miêu tả các vị Liên Hoa Sinh khác nhau mà phản ánh năng lực hiển bày của Ngài tùy theo căn cơ và nhu cầu khác nhau của chúng sinh. Trong Tạng ngữ, gọi là "Guru Tsen Gye", tám ‘danh hiệu’ của Đạo sư; mỗi hóa hiện minh chứng một nguyên tắc khác nhau, điều phát lộ bản tính nội tại của tâm.

1. Guru Pema Gyalpo – Đạo sư Liên Hoa vương 
Trong hình tướng này, Guru Rinpoche là một hoàng tử trẻ trung với chân trái co vào trong và chân phải duỗi ra, ngự trên bông sen, sẵn sàng hành động. Tay phải Ngài chơi trống damaru và tay trái cầm một chiếc gương. Guru Rinpoche ở Oddiyana trong mười ba năm để thuyết giảng, nhờ đó, đức vua, hoàng hậu và nhiều vị khác đạt chứng ngộ và đắc thân cầu vồng. Khi ấy, Ngài được biết đến là Pema Gyalpo – Liên Hoa vương.

2. Guru Loden Choksé – Đạo sư Thánh Chủng Trí 
Guru Rinpoche sẽ làm chủ một giáo lý ngay trong lần đầu tiên tiếp cận. Ngài có linh kiến về chư Bổn tôn mà không cần phải thực hành. Đạt cấp độ Trì Minh vương đầu tiên, trạng thái của ‘cấp độ Trì Minh vương trưởng thành’ hay ‘Trì Minh vương với nghiệp còn sót lại’, Ngài được biết đến là Loden Chokse – Thánh Chủng Trí.

3. Guru Nyima Özer – Đạo sư Nhật Quang 
Guru Rinpoche hiển bày là vô số thành tựu giả vĩ đại, chẳng hạn Saroruha – vị đạo sư phát lộ Mật điển Hevajra – cũng như Saraha, Dombi Heruka, Virupa và Krishnacharin. Đạo sư Nhật Quang liên quan đến nhiều kinh nghiệm và chứng ngộ tâm linh huyền bí. Ngài du hành rộng khắp, viếng thăm tám nghĩa địa vĩ đại, 32 địa điểm năng lực chính yếu, các vùng đất hoang dã và thậm chí những thành phố. Đạo sư Nhật Quang khám phá ra những bí mật trong cấu trúc bên trong của thân-tâm nhờ kiến thức trực tiếp về khí, minh điểm và kinh mạch (Lung, Thigle và Tsa), điều chín muồi cùng với sự chứng ngộ trí tuệ nguyên sơ. Mọi kinh nghiệm đều được phản ánh trong ba yếu tố mang tính động lực này. Tại các nghĩa địa như Kuladzokpa – Hoàn Thiện Trong Thân, Ngài giảng dạy Mật Pháp cho chư Không Hành Nữ và khiến các tinh linh bên ngoài và trong trở thành những vị bảo vệ Giáo Pháp. Khi ấy, Ngài được biết đến là Nyima Ozer – Nhật Quang.

4. Guru Padmasambhava – Đạo sư Liên Hoa Sinh 
Hóa hiện thứ tư là Đạo sư Liên Hoa Sinh. Ngài là một phần trong sự liên tục của các hoạt động giác ngộ. Hóa hiện này liên quan đến sự chuyển hóa năng lượng tiêu cực thành các hình tướng an bình và bi mẫn hơn, phát triển năng lực và hiển bày sự thúc giục bên trong của Đạo sư Liên Hoa Sinh, tâm yếu của từ và bi. Trong hình tướng này, Ngài ngồi trên bông sen, khoác ba y của một tu sĩ, bên trong Ngài mặc một chiếc áo màu xanh dương. Ngài cầm vương trượng kim cương của tình yêu thương từ ái bên tay phải và bát sọ của trí tuệ sáng suốt của Yogi bên tay trái. Ngài có một chĩa ba đặc biệt gọi là Khatvanga của một vị Yogi lang thang.

5. Guru Shakya Sengé – Đạo sư Thích Ca Sư Tử 
Trong hình tướng này, Ngài là một vị Phật đắp y áo tu sĩ, cầm bát khất thực trong tay trái và chày kim cương trong tay phải. Tại Kim Cương Tòa ở Bồ Đề Đạo Tràng, Guru Rinpoche đã hiển bày các thần thông, thừa nhận rằng Ngài là một vị Phật tự hóa hiện. Mặc dù là một vị Phật hoàn toàn giác ngộ, Ngài xuất hiện trong hình tướng Hóa thân để điều phục và giảng dạy chúng sinh trong thời đại này. Vì lợi lạc của họ, Ngài hành xử như thể đang thọ nhận giáo lý, hoàn thành các Pháp tu và trải qua nhiều giai đoạn chứng ngộ tâm linh khác nhau, từng bước một. Ngài đã thọ giới xuất gia từ Đại Sư Prabhahasti ở Zahor và được ban danh hiệu Shakya Senge – Thích Ca Sư Tử.

6. Guru Sengé Dradrok – Đạo sư Sư Tử Hống 
Guru Rinpoche thách đấu và đánh bại năm trăm vị nắm giữ tà kiến trong cuộc tranh luận ở Bồ Đề Đạo Tràng. Ngài đảo ngược tà thuật của họ bằng sự hỗ trợ của một Mật chú phẫn nộ mà Không Hành Nữ mặt sư tử – Marajita đã trao cho Ngài. Đạo sư Sư Tử Hống điều phục các năng lượng phi lý của tà thuật, lời nguyền & bùa mê, tiêu trừ các điềm xấu, ác mộng hay bất cứ điều gì tương tự. Ở Orissa, Ngài phá hủy một Lingam bằng tia chớp từ đầu ngón tay, chấm dứt việc hiến tế động vật ở vùng đó. Ngài biểu tượng cho sức mạnh vô hiệu hóa cả chúng sinh hữu hình và vô hình và đẩy lùi thiên tai. Sự hiển bày phẫn nộ của Đạo sư Sư Tử Hống hoàn toàn dựa trên tình yêu thương và lòng bi mẫn dành cho mọi hữu tình chúng sinh. Ngài được biết đến là Senge Dradok – Sư Tử Hống.

7. Guru Padma Jungné – Đạo sư Hồ Sinh Kim Cương
Một trong những điểm đặc biệt trong hình tướng an bình này của Guru Rinpoche là Ngài cầm chày kim cương ở ngực. Ở vùng Tây Bắc xứ Oddiyana, trên một hòn đảo giữa hồ Dhanakosha, ân phước gia trì của tất cả chư Phật mang hình tướng của một bông sen nhiều màu sắc. Với lòng bi mẫn trước khổ đau của hữu tình chúng sinh, từ tim, Phật Vô Lượng Quang phóng chày kim cương vàng, đánh dấu bằng chủng tự HRIH, giáng xuống bông sen nở. Bông hoa biến thành một đứa bé tám tuổi vô cùng đẹp đẽ. Khi Guru Rinpoche sinh ra trong bông sen giữa hồ nước, chư Không Hành Nữ cầu khẩn đến Ngài từ sâu thẳm trái tim và tiếng gọi của chư vị tự nhiên trở thành thần chú Kim Cương Thượng Sư. Đó là tâm chú của Ngài, sinh lực của Ngài, tinh túy tâm yếu của Ngài và trì tụng thần chú này chính là cầu khẩn đến Ngài. Ngài được biết đến là Padma Jungné – Hồ Sinh Kim Cương.

8. Guru Dorje Drolö – Đạo sư Kim Cương Cực Phẫn Nộ 
Guru Rinpoche trong hình tướng phẫn nộ là để điều phục ma quỷ và tinh linh của Tây Tạng và khiến vùng đất trải qua niềm đại lạc. Ngài ngời sáng một cách phẫn nộ với sức mạnh dữ dội, thân tướng nâu sậm, cầm chày kim cương và dao Phổ Ba, hai chân nhảy múa trên một con hổ cái. Tại mười ba địa điểm khác nhau được gọi là Hang Hổ, Taktsang, Guru Rinpoche hiển bày trong ‘hình tướng cực phẫn nộ của trí tuệ cuồng’, trói buộc các tinh linh thế gian bằng lời thề bảo vệ các kho tàng Terma và phụng sự Giáo Pháp. Khi ấy, Ngài được biết đến là Dorje Drolo – Kim Cương Cực Phẫn Nộ.

Viết bình luận

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Bài viết liên quan:

Ngài Marpa cầu Pháp

Hãy lấy tiểu sử của Đức Marpa làm ví dụ - ngài đã hy sinh cuộc đời cho Giáo pháp ra sao. Với đôi chân, ngài đã du hành sang Ấn Độ qua những cánh rừng rậm, nóng bức và đầy những kẻ cướp và dã thú. Không có những con đường, không có máy bay hay xe lửa, không có máy điều hòa không khí, không có ngay cả những chiếc quạt điện. Sau khi thọ nhận những giáo lý vĩ đại, ngài nói: “Trong một chuyến du hành dài như thế, ta đã đi bộ trong rừng rậm...

Hồng Quán Âm

Đức Lhachen Marnak (Bản tôn siêu việt) uy mãnh và phối ngẫu của Ngài là những hiện thân của Đức Quán Âm Bồ Tát và các Đạo sư tài bảo trong thế giới này. Các Ngài có năng lực vô tận để ban cho các hành giả những thành tựu về sự thịnh vượng và của cải. Các Ngài là suối nguồn thiêng liêng của vô số điều tốt lành.

Chemchok Heruka

Chemchok Heruka - vị thần chính trong Mandala của 58 vị thần phẫn nộ khía cạnh phẫn nộ của Đức Phổ Hiền. Chemchok Heruka cũng là vị thần trung tâm trong Mandala của Tsokchen Düpa và Kagyé.

Văn Thù Nagarakshasa

Đức Manjushri Nagarakshasa hung dữ hay Jampel Nagarakshasa là một trong những vị Phật trông đáng sợ nhất trong quần thể Phật giáo Tây Tạng.

Đạo sư Bọ Cạp

Ngoài việc được liên kết với vị thần thiền định Guru Dragpo, Ngài cầm một con bọ cạp trong tay trái, Guru Dragpo cũng được liên kết chặt chẽ với vị thần Vajrakilaya đầy quyền năng và chu kỳ giáo lý.

Hộ pháp Nojin Tsiu Mar

"Bảy tinh linh tsen hoang dã" - Tsengo Rolpa Chadun - xuất phát từ bảy loại ma hoang dã và khát máu được gọi là tsen. Trong số những vị này, đặc biệt nhất là Tsiu Mar, thủ lĩnh của lực lượng tinh linh nojin (gây tai họa) kiêu ngạo. Ngài được trao quyền làm chúa tể của sinh lực khắp ba cõi và đi vòng quanh ba ngàn thế giới chỉ trong khoảnh khắc.
 

Năm hộ pháp Nechung Gyalpo

Nechung Gyalpo (năm vị vua) của dòng Terma (kho báu). Bản tôn trung tâm là vị vua của hành động phẫn nộ "Pehar", màu trắng, có 3 mặt và 6 tay. Mặt phải của Ngài màu đỏ và mặt bên trái màu xanh.

Hộ pháp Gonpo Tsokdak

Đức Avalokiteshvaracao quý đã hóa hiện làm 5 anh em đại Hộ Pháp để bảo vệ giáo lý. Trong tình huống đó, 5 anh em bị buộc phải đua tranh bằng những năng lực khác nhau của họ và cuối cùng ganh đua nhau về tốc độ chạy quanh núi Tu Di.

Pháp Khí Mật Tông - Bảo Liên. Cung cấp bởi Sapo.
Lên đầu trang
Pháp Khí Mật Tông Pháp Khí Mật Tông Pháp Khí Mật Tông
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng