Ý nghĩa của việc cúng dường chư Phật

Chúng ta thường thấy có rất nhiều người mua hoa tươi, trái cây cúng dường Phật, Bồ Tát đồng thời cũng đốt hương, đốt đèn sáp để cầu Phật Bồ Tát bảo hộ bình an, khỏe mạnh, thăng quan phát tài. Vậy dụng ý sâu xa của việc làm ấy là gì? Có phải Phật, Bồ Tát cần dùng những thứ này chăng?

Thực ra chư Phật, Bồ Tát nhất định không cần những thứ này. Tất cả những vật phẩm đem cúng dường chư Phật, Bồ Tát đều mang dụng ý là giáo học. Nếu dùng lời hiện đại mà nói thì những thứ ấy chính là công cụ để hoằng pháp độ sinh. Để khi chúng ta tiếp xúc với chúng liền có thể thức tỉnh. 

Với việc cúng hoa ở trước tượng Phật thì có ý nghĩa như sau. Hoa là đại biểu nhân, do tất cả các pháp đều không rời khỏi nhân và quả. Phật thường nói trên các kinh Đại Thừa là “Vạn pháp giai không, nhân quả bất không”. Nhân quả là nói sự biến chuyển của tất cả vạn pháp. Nhân sẽ biến thành quả, Quả sẽ biến thành Nhân. Nhân quả thay đổi lẫn nhau, tiếp nối không ngừng. Bởi vậy, nhân quả là nói sự thay đổi vô cùng vô tận. Đây là chân tướng sự thật, do đó nói “nhân quả bất không.”

 

Do vì nở hoa trước kết quả sau, hoa là nhân phía sau là quả. Cho nên cúng hoa là đại biểu Tu Nhân, hoa tốt thì chúng ta nghĩ ngay đến quả nhất định sẽ tốt. Do đó thấy hoa ta liền phải nghĩ ngay đến việc chúng ta phải Tu Nhân Thiện, tương lai về sau mới có thể có được quả báu tốt. Hoa chính là biểu thị cho ý nghĩa này.

Còn cúng quả chính là biểu thị cho quả báu, là khi chúng ta cầu “hoa” đẹp, “hoa” thơm thì cần phải tu. Trong Phật giáo Đại thừa, Hoa đại biểu Lục độ: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, Thiền định, Bát nhã. Đây gọi là Hoa Lục Độ. Sau đó mới có thể đạt được quả báu viên mãn. 

Như vậy hoa cúng Phật là biểu thị nhân hành. Vậy sau khi rời khỏi Phật điện, nhìn thấy Hoa bên ngoài ta có khởi cái ý này không? Chắc chắn là nên rồi. Có hiểu được Phật pháp, chỉ cần nhìn thấy Hoa liền nhắc nhở chính mình, nhất định phải tu nhân thiện, phải tu nhân tốt, thì mới có thể có được quả tốt, được quả thiện. Đây chính là ý nghĩa trọn vẹn của việc cúng dường chư Phật, Bồ Tát hoa tươi và quả ngọt.

Trong các loại đồ cúng dường, đơn giản nhưng quan trọng nhất chính là một ly nước trong sạch. Nhìn ly nước, tâm của ta có thanh tịnh như nước, một trần không nhiễm hay không? Cho nên ly nước không phải cúng dường cho Phật uống mà là để cho chúng ta quán chiếu lại chính mình. Nước biểu thị cho Tâm. Nước trong sạch biểu thị Tâm thanh tịnh. 

Khi nước không nổi sóng là bình, biểu thị bình đẳng. Cho nên cúng dường một ly nước, nhìn thấy nước nghĩ ngay đến tâm thanh tịnh, bình đẳng. Đây chính là đồ cúng vô cùng quan trọng. Chỉ một ly nước cũng có thể giúp ta thế hội được pháp Phật trong cuộc sống.

Cho nên bạn có thể không thắp hương, không cần đốt đèn nến cũng không cần có hương hoa, oản quả cúng dường. Thế nhưng không thể không cúng một ly nước. Bởi lúc này ly nước là đại biểu Tâm thanh tịnh, Tâm bình đẳng, Tâm từ bi. Nhìn thấy nước liền quán chiếu đến chính mình. Ở ngay trong tất cả hoàn cảnh phải biết giữ Tâm thanh tịnh và bình đẳng. Tâm thanh tịnh và bình đẳng chính là Tâm Phật.

Giáo pháp của Đức Phật lúc nào cũng ẩn chứa trong những điều giản đơn chứ không phải là những thứ cao siêu, khó hiểu. Chính vì vậy, chúng ta cần ghi nhớ hương hoa, trái cây, bát nước cúng dường chư Phật, Bồ Tát không phải để cho các Ngài thọ dụng hay bắt ép chúng ta phải làm như vậy. Tất cả những gì Ngài muốn chúng ta làm chính là đoạn ác, tu thiện, lúc nào cũng phải giữ cho mình thân tâm bản tánh thật thanh tịnh. 

Như vậy, tất cả những vật phẩm đem cúng dường chư Phật, Bồ Tát đều mang dụng ý là giáo học. Nhờ vào những thứ đồ cúng này, mỗi giờ mỗi khắc ta đều tự nhắc nhở chính mình sao cho sáu căn của mình tiếp xúc với cảnh giới sáu trần bên ngoài, niệm niệm đều có thể đạt được giác mà không mê, chánh mà không tà, tịnh là không nhiễm.

Viết bình luận

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Bài viết liên quan:

Ý nghĩa bánh xe chuyển pháp luân.

Hỏi: Nhìn phù hiệu bánh xe có 12 căm, có người nói, đó là bánh xe luân hồi. Họ giải thích 12 căm là tượng trưng cho Thập nhị nhân duyên. Có người lại nói, đó là bánh xe Chuyển pháp luân. Xin hỏi: Qua 2 điều nói trên, không biết điều nào đúng ?

Ý nghĩa tràng hạt.

Đáp: Tràng hạt là một phương tiện trong muôn ngàn phương tiện khác. Trong Phật giáo có vô số phương tiện. Mọi hình thức pháp khí hay vật thể đều là những phương tiện. Tuy nhiên, không phải vô cớ mà người ta bày ra. Dĩ nhiên, mỗi một hình thức của một vật thể đều có một ý nghĩa biểu trưng đặc biệt của nó.

Ý nghĩa chắp tay như thế nào?

Người Ấn Độ cho rằng tay phải là tay thần thánh, tay trái là tay bất tịnh. Nhưng nếu 2 tay hiệp lại làm một thì trở thành sự hợp nhất giữa phương diện thánh thiện và nhiễm ô, cho nên hiệp chưởng là biểu hiện bộ mặt chân thật nhất của con người. Nghĩa " Bất cấu bất tịnh " trong Bát Nhã Tâm Kinh chính là ý nầy.

VĂN THÙ CỬU CUNG BÁT QUÁI PHÙ

Văn Thù Cửu Cung Bát Quái Phù do Tổ Sư khai sơn của Mật Tông Tây Tạng là Liên Hoa Sinh Đại Sĩ (Padma-saṃbhava) vì từ bi thương xót tất cả chúng sinh ở Thế Gian do thọ nhận Thời, Không, Phương Vị chẳng cát tường đã sinh ra chướng nạn, nên đặc biệt gom tập ba đất Phạn, Hán, Tạng phá trừ các loại hung sát để trấn nhà cửa, an cư diệu bảo mà thành.

Cúng dường Mandala tịnh hoá bám chấp vun bồi công đức

Mục đích của việc cúng dường mạn-đà-la là xua tan sự bám chấp vào cái tôi và bất cứ kiểu thái độ quan niệm nào mà bám vào thứ gì đó như là của ai đó. Cho đi mọi thứ, nhờ việc cúng dường mạn-đà-la bên ngoài, bên trong và bí mật, sẽ xua tan mọi kiểu bám chấp. Cùng lúc đó, một cách tự nhiên, việc tích lũy công đức được hoàn thành. Người ta nói rằng, việc cúng dường mạn-đà-la đầu tiên được tiến hành sau khi Đức Phật thành tựu Chánh giác, khi vua của các vị trời,...

Chúng sinh bị cột chặt vào sinh tử luân hồi bởi dục vọng và bám chấp

Trải qua suốt vòng luân hồi từ vô thủy cho tới ngày nay, không có một sinh thái (life form) nào mà ta đã chưa từng sinh ra trong đó. Đã bao lần những dục vọng của ta khiến đầu và tứ chi ta đứt rời. Nếu có thể chất đống ở tại một nơi tất cả những tứ chi mà ta đã mất khi làm thân kiến và làm những côn trùng khác thì đống tứ chi ấy còn cao hơn Núi Tu Di. Những giọt nước mắt mà ta đã khóc bởi cái lạnh, cái đói và cái...

Cầu nguyện 21 Lục Độ Phật Mẫu viên mãn mọi tâm nguyện trong những ngày đầu năm mới

Đức Lục Độ Mẫu Phật là một vị Phật có khả năng giải thoát chúng sinh khỏi tất cả những chướng ngại trong cuộc sống, như chướng ngại về công việc, sức khỏe, chướng ngại trong gia đình, trong kinh doanh...Trong các khóa lễ đầu năm mới tại gia đình hay tại các tự viện, người dân các quốc gia vùng Himalaya ngày nay vẫn duy trì truyền thống thực hành pháp tu Lục Độ Phật Mẫu giúp khiển trừ chướng ngại, nạn dịch, hiểm nguy, để cầu nguyện viên mãn mọi tâm nguyện của bản thân cũng như của...

[Mật Tông vấn đáp]

1. Hỏi: Còn quan niệm của người tu Mật ra sao?

Đáp: Phần này trình bày về “cái nhìn” của người tu Mật với nhân sinh và vũ trụ. Điều này rất quan trọng, vì nó là mũi tên chỉ đường, và là cây gậy chống cho hành giả.

Pháp Khí Mật Tông - Bảo Liên. Cung cấp bởi Sapo.
Lên đầu trang
Pháp Khí Mật Tông Pháp Khí Mật Tông Pháp Khí Mật Tông
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng