Sự sinh ra làm người quý báu này

Với thân người quý giá này, ta được tự do và có được một cơ hội tuyệt vời về thân, khẩu, ý để thực hành con đường đi đến giải thoát. Ta hãy tu tập cái nhìn đúng đắn với tâm ý thức về vô thường, suy ngẫm về tám cơ hội và mười điều lành khi có một thân người.

Có được một thân người là điều may mắn nhất vì ta thoát khỏi tám hình thức tồn tại khác. Nơi mà chúng sinh gần như không thể thực hiện sự tu tập tâm linh.

Cơ hội khi có một thân người quý báu và không phải sinh trong 8 hoàn cảnh:

  1. Là một chúng sinh ở cõi địa ngục, phải sống trong cảnh chịu đựng những nỗi đau khổ tột cùng. Một môi trường bạo lực và vô cùng khắc nghiệt phản ánh sự sân hận, là căn nguyên khiến cho chúng sinh đầu thai vào cõi này.
  2. Là  một chúng sinh ở cõi ngạ quỷ, phải tồn tại trong sự chi phối của thèm muốn, đặc biệt là thức ăn và nước uống. Một môi trường cằn cỗi, không có sự sống phản ánh sự tham lam mê đắm, là căn nguyên khiến cho chúng sinh đầu thai vào cõi này.
  3. Là  một súc vật, luôn sợ hãi bởi những loài ăn thịt khác và là những loài bị phụ thuộc vào những sự thay đổi trong môi trường. Ngu ngốc và vô cảm khiến cho chúng sinh đầu thai vào cõi này.
  4. Là một vị trời trong cõi dục giới (kama), sắc giới (rupa) hay vô sắc giới, nơi mà sự tồn tại là sự trải nghiệm liên tục của các cảm giác thoải mái, hạnh phúc sung sướng về tinh thần, cho đến trước lúc chết sự đau khổ mới xuất hiện. Niềm tự hào và kiêu ngạo là căn nguyên khiến chúng sinh sinh lên cõi này.
  5. Sinh vào thời chưa có một vị Phật nào xuất hiện  và các phẩm tính của Tam Bảo chưa được biết đến, thế giới của sự tồn tại này là một nơi tiêu điều.
  6. Sinh trong một xã  hội nguyên thủy không có văn minh, nơi không có sự  giảng dạy, những xã  hội như thế còn nhiều hơn rất nhiều số xã hội nơi có thể nghe được Phật Pháp.
  7. Là người bị thiểu năng về tinh thần hay bị khuyết tật, họ rất khó khăn trong việc cố gắng nghe và thực hành pháp.
  8. Là người không thừa nhận giá trị của Pháp, thích giữ lấy những tà kiến sai lầm.

Nếu vướng phải tám điều kiện trên thì sẽ không dễ thực hành Pháp. Ở ba sự tồn tại đầu tiên, những hạn chế bị áp đặt bởi nỗi đau và sự rối  loạn, điểu đó ngăn cản mối quan tâm về tinh thần. Những bám chấp khoái lạc, những vui thú tinh thần ở cõi trời đã ngăn cản việc nghiên cứu Pháp.

Trong tất cả tám điều kiện trên, kết quả của những hành động trong quá khứ đều đem đến đau khổ. Ngay cả khi được có một thân người quý giá vẫn có đau đớn khổ sở, nhưng những nỗi đau đó đi cùng với những hoàn cảnh tốt. Nó dạy cho người ta biết rằng việc sinh ra làm người có đủ đau khổ để đặt ra câu hỏi và đủ bình tĩnh để trải nghiệm câu trả lời.

Cho dù đã có một thân người tự do, vẫn có các điều kiện cản trở việc thực hành tâm linh. Đó là:

Tám điều kiện bất lợi cho hoàn cảnh hiện tại

  1. Khi người ta bị xáo trộn bởi năm độc (kiêu mạn, tham lam và bám chấp, chán ghét, ganh tị, ảo tưởng hay hoang mang) gây ra sự mất cân bằng và những quan điểm phiến diện.
  2. Khi người ta bị ảnh  hưởng bởi bạn đồng hành bất thiện.
  3. Khi người ta bị rơi vào tà kiến và thực hành theo những tà kiến đó.
  4. Khi người ta quá lười biếng.
  5. Khi người ta phải gánh chịu nghiệp quả của những hành động do vô minh gây ra trước đây, những hành động này đã tạo thành chuỗi những trở ngại cắt ngang việc thực hành  Pháp.
  6. Khi người ta phải sống để phục vụ những tổ chức hoặc cá nhân không tin vào Pháp.
  7. Khi người ta chỉ thực hành pháp bên ngoài do sợ chết hoặc sợ nghèo khổ nhưng lại không có khát vọng chân thành để giải thoát khỏi khổ đau.
  8. Khi người ta đến với Phật pháp để đạt được một vị trí trong xã hội hay để tìm kiếm lợi lộc tiền bạc.


 

Viết bình luận

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Bài viết liên quan:

PHÁP TU TÂY TẠNG DÀNH CHO PHẬT TỬ NHẬP MÔN - Đức Đalai Lama giảng

Phụ Lục 2: Chánh Văn – Tám Thi Kệ Chuyển Tâm Geshe Langri Thangpa (thế kỷ thứ 12) Bản tiếng Việt 1.      Với quyết tâm thành tựu Lợi lạc lớn lao nhất Nhờ tất cả chúng sinh, Tôi nguyện luôn giữ gìn Chúng sinh trong đáy tim, Vì chúng sinh quí hơn Cả bảo châu như ý. 2.      Khi gặp gỡ tiếp xúc Với bất kỳ một ai, Nguyện tôi luôn thấy mình Là kẻ thấp kém nhất, Từ đáy lòng chân thật Luôn tôn kính mọi người Như kính bậc tối cao. 3.      Nguyện trong từng hành động Tôi luôn tự xét mình, Phiền não vừa dấy lên, Ðe dọa mình và người, Nguyện tức thì nhận...

PHÁP TU TÂY TẠNG DÀNH CHO PHẬT TỬ NHẬP MÔN - Đức Đalai Lama giảng

Nguyện qui y Phật,
là bậc toàn giác / là đại đạo sư
giáo hóa chúng sinh / bằng với chánh pháp
trong sáng chân thật / đến từ trí tuệ
chứng ngộ viên mãn.

 

PHÁP TU TÂY TẠNG DÀNH CHO PHẬT TỬ NHẬP MÔN - Đức Đalai Lama giảng

OM WAGI SHVARI MUM là minh chú của Bồ tát Văn Thù Sư Lợi, rất tốt cho sinh viên học sinh. Tụng chú này tăng trí thông minh, giúp đầu óc bén nhạy. Nhiều lúc chúng tôi tụng DHIH DHIH DHIH DHIH một trăm lẻ tám lần liên tục hay nhiều hơn, trong cùng một hơi thở. Lấy một hơi thật dài, rồi tụng một mạch DHIH DHIH DHIH DHIH… làm như vậy trí nhớ sẽ gia tăng.

PHÁP TU TÂY TẠNG DÀNH CHO PHẬT TỬ NHẬP MÔN - Đức Đalai Lama giảng

Ai cũng biết rằng khi chết, tiền tài danh vọng hay quyền lợi trong đời tất cả đều không thể giúp được gì. Ðời sống tự nó là một hiện tượng biến chuyển liên tục. Nếu chỉ quan tâm đến đời sống hiện tại mà quên đi mọi kiếp về sau, làm như vậy dễ sinh tâm mê đắm hưởng thụ kiếp này, càng lúc càng nhiều chấp vọng, càng thêm tham đắm. 

PHÁP TU TÂY TẠNG DÀNH CHO PHẬT TỬ NHẬP MÔN - Đức Đalai Lama giảng

Mỗi khi gặp khó khăn trong cuộc sống, có một phương pháp đối phó rất đơn giản là quên đi tất cả. Bao giờ tinh thần mỏi mệt, tâm trí nặng nề, ta có thể vất hết sau lưng, đi nghỉ mát vài ngày, một tuần. Nhưng phương pháp này dù sao vẫn rất tạm bợ. Vấn đề còn nguyên chưa được giải quyết.

PHÁP TU TÂY TẠNG DÀNH CHO PHẬT TỬ NHẬP MÔN - Đức Đalai Lama giảng

Tây Tạng có một câu chuyện như sau: một hôm trời đổ mưa lớn, bên đường có pho tượng Phật đẫm nước mưa. Có người đi ngang thấy vậy nghĩ rằng: “Không thể để Phật ướt”. Anh ta nhìn quanh, thấy có đôi giày cũ vất bên đường, bèn nhặt để lên đầu tượng Phật để che mưa. Một người khác đi ngang, thấy vậy nghĩ rằng: “Ai lại để giày trên đầu tượng Phật?” Anh ta bèn lượm giày vất đi. Cả hai đều có tâm tốt lành đối với tượng Phật, vì vậy hành động tuy trái ngược nhưng đều gieo thiện nghiệp như nhau.

PHÁP TU TÂY TẠNG DÀNH CHO PHẬT TỬ NHẬP MÔN - Đức Đalai Lama giảng

Trong tất cả những công phu hành trì Phật giáo, phát tâm bồ đề được xem là công phu quan trọng quí giá nhất. Tâm bồ đề bắt rễ từ đại bi. Không có chúng sinh thì không thể khởi tâm đại bi. Phật đà và Bồ tát có thể hộ trì cho ta phát tâm bồ đề, nhưng không thể giúp chúng ta phát tâm đại bi. Ðại bi chỉ có thể có được nhờ hướng về chúng sinh.

PHÁP TU TÂY TẠNG DÀNH CHO PHẬT TỬ NHẬP MÔN - Đức Đalai Lama giảng

Khế kinh dạy nhân nào sinh quả nấy. Tất cả mọi kinh nghiệm chúng ta đang trải qua đều là quả, sinh ra từ nhân là hành động của chính mình trong quá khứ. Ngoài ra không có Đấng Sáng Tạo nào khác, cũng không có Đấng Tối Cao nào hiện hữu trường tồn, vượt ngoài nhân quả.

Phật dạy có hai loại nhân quả. Một là nhân quả tương ứng với quá trình ô nhiễm, ví dụ nhân ác độc sinh quả khổ đau. Hai là nhân quả tương ứng với quá trình thanh tịnh, ví dụ nhân tốt lành sinh quả an lạc.

Pháp Khí Mật Tông - Bảo Liên. Cung cấp bởi Sapo.
Lên đầu trang
Pháp Khí Mật Tông Pháp Khí Mật Tông Pháp Khí Mật Tông
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng