Mantra Âm thanh của chánh giác

OM là từ biểu trưng cho cái vô cùng, viên mãn, vĩnh hằng.Những người Phật tử Tây Tạng tin tưởng rằng bản thể của vũ trụ biểu đạt qua âm thanh mật chú (mantra). Mật chú là sức mạnh làm cho tâm thức tập trung và trở nên nhu nhuyến.

Chữ mantra có nguồn gốc từ ngữ căn tiếng Phạn: manas, nghĩa là tâm; và, tra, nghĩa là công cụ. Tiếng Latin cũng có ngữ căn tương tự là mens, nghĩa là tâm thức. Như vậy, Mantra có nghĩa là công cụ của tâm thức, là âm thanh cốt lõi, âm thanh của Chánh giác làm cho luân hồi và Niết bàn hợp nhất. OM là đầu nguồn của Mantra, có nguồn gốc từ đạo Bà la môn. OM được Phật giáo tiếp nhận và mở rộng phạm vi để làm điểm tiên khởi cho tất cả những Mantra khác. OM biểu trưng cho tính tổng nhiếp của các pháp, cái vô cùng, cái viên mãn. Tụng niệm Mantra là cách làm cho tâm được tập trung, hướng về hòa nhập với tánh giác.

loa-1.gif

Kèn Loa sử dụng trong các nghi lễ Mật tông

Khi nghe âm thanh tụng niệm mật chú, những người chưa quen với Phật giáo Tây Tạng cảm thấy đó là những âm thanh kỳ lạ. Giả sử, một nhà sư Tây Tạng nghe những âm thanh thường có ở Hoa Kỳ, cụ thể như những âm thanh của một đội bóng đá trong giờ thao luyện, tiếng của những cầu thủ lầm bầm và cáu gắt thì cảm thấy đó là những âm thanh lạ lẫm! Tuy nhà sư cảm thấy lạ lẫm nhưng những tuyển thủ và huấn luyện viên lại cảm thấy quen thuộc và vận dụng những âm thanh như vậy để kích khởi sức mạnh và tập trung tinh thần khi đá bóng. Những âm thanh này không có gì lạ đối với họ. Tất cả chúng ta đều đã quen thuộc với những âm thanh của chính mình và sử dụng chúng để kích khởi những thể nghiệm và tạo nên những dạng ý nghĩa khác nhau. Một trận đấu khúc côn cầu của nữ sinh có nhiều âm thanh đặc trưng mà những nữ vận động viên này hay dùng để tập trung tinh thần phấn đấu. Một buổi khiêu vũ ở trường trung học có những động tác và âm thanh đã trở thành nghi thức và rất có ý nghĩa đối với những người tham dự, làm hưng phấn và dẫn dắt các cảm xúc và hành động của họ. Những câu “mật chú văn hóa” này nối kết họ lại với nhau bằng một tâm thái chung nhất, giao hòa với những biểu cảm văn hóa chủ đạo của cộng đồng. Tương tự như vậy, những mật chú của Phật giáo Tây Tạng kích khởi những thể nghiệm tâm linh, hướng đến sự chuyển hóa nội tâm.

loa-2.gif

Linh và chày Kim Cang


Vận dụng những mật chú tức là vận dụng những xung lực tự nhiên. Một cách tự động, chúng ta hét lên khi sung sướng hay giận dữ, gào lên để giải tỏa xúc cảm hay áp lực, và hát lên khi hạnh phúc thảnh thơi. Chúng ta nghe ai đó gọi tên mình và trả lời. Một vài người ậm ừ trong miệng một cách vô thức khi vừa đi vừa làm việc. Nhưng những mật chú vận dụng những công năng tự nhiên đó một cách có ý thức để tập trung tâm ý và sức tỉnh giác như mong muốn.
Có một số âm thanh căn bản trong cảnh giới con người. Những âm thanh cho chúng ta biết sự việc gì đang xảy ra. Theo những nhà ngôn ngữ học, có một số âm thanh mang tính phổ quát đại đồng đối với trẻ con khắp thế giới. Những âm thanh thốt lên khi mới lọt lòng là ngôn ngữ và phương thức thông tin căn bản. Mantra là những âm thanh hướng chúng ta đến thực tại; lôi kéo sự chú ý của chúng ta và đưa chúng ta hòa nhập với nhịp điệu vận hành của vũ trụ.
Đạo lý của Mantra dạy rằng vũ trụ là một công năng của Phật, hoạt dụng theo những lời mà Ngài dạy về yếu tính bản nhiên. Chữ nghĩa và âm thanh không cách biệt với yếu tính bản nguyên của thực tại; đồng nhất với thực tại. Tụng niệm những âm thanh và những chuỗi âm thanh phù hợp của Mantra có nghĩa là chúng ta kích khởi những nghĩa lý và những thể nghiệm cần được kích khởi.
Mỗi một phân tử, mỗi một vi hạt, và mỗi một sự vật là một đơn vị có dao động riêng, tần số riêng. Một ca sĩ vĩ đại có thể làm vỡ một tấm kính bằng một nhạc tiết cộng hưởng với tần số dao động của nó. Một đội lính trước khi nhịp bước diễn hành qua một cây cầu luôn luôn phải chỉ định một binh sĩ giẫm chân lạc nhịp để những dao động phát sinh không làm gãy cầu. Chỉ bằng một tiếng hét, vị đại võ sư có thể chận đứng địch thủ. Sử dụng đúng pháp, những câu Mantra có sức mạnh tiềm tàng vô cùng to lớn.
Những câu mật chú có tác dụng kỳ diệu không phải vì tính chất thần bí của tự thân, mà vì sức cảm nghiệm của tâm thức. Mật chú tự thân không có thần lực; mà chỉ là công cụ để gom kết những nguồn thần lực sẵn có. Giống như một thấu kính hội tụ, mặc dù bản thân thấu kính không chứa đựng một chút sức nóng nào cả, thế mà nó có thể gom kết những tia nắng mặt trời và chuyển hóa những tia nắng dàn trải lan man đó trở thành một điểm nóng cháy bỏng (Govinda 1970, 28).

loa-3.gif

Chập Chóe


Mantra đã được dùng từ thời khởi thủy của tôn giáo trong hình thức này hay hình thức khác. Mantra trong Phật giáo Trung Quốc có tên là Chân ngôn, thuộc Chân Ngôn Tông. Thậm chí dòng đầu tiên của Sáng thế ký cũng là một câu Mantra: “Thoạt kỳ thủy là ngôi lời và ngôi lời là Thượng đế”. Cuộc sống của chúng ta đã gắn liền với mật chú tự bao giờ trong dạng này hay dạng khác. Chúng ta có thể khéo léo vận dụng.

OM MANI PADME HUM
Om Mani Padme Hum, dịch nghĩa là "Gọi mời ngọc sáng của hoa sen”, là câu Mantra phát tích từ Bồ tát Quán Thế Âm, vị thần bảo hộ của Phật giáo Tây Tạng. Thế giới bắt đầu bằng chữ OM và kết thúc với chữ HUM. Câu mật chú này là một mẫu mực của những chuyển động liên tục của thế giới, kích khởi tổng thể những yếu tính của chư Phật.
Việc tụng niệm mật chú không dựa trên cơ sở luận biện, vì những ý tưởng và khái niệm lý tính trong luận biện dẫn dắt người ta đi lạc khỏi nguồn mạch trực giác. Mật chú làm cho hành giả phát triển nội quán. Mật chú không hướng tâm thức hành giả đến một đối tượng hay một sở trú nào cả. Mật chú chỉ khai mở một khung cửa, cho thấy một hình tượng, hình tượng này giống như một hình ảnh phản chiếu từ tấm gương soi, hình ảnh của yếu tính vũ trụ. Mật chú trao cho hành giả một cảm nghiệm để tự thân lắng nghe; vận dụng trực cảm, tự thân hành giả có thể trực tiếp nghe được âm thanh của vũ trụ.
Câu mật chú Om Mani Padme Hum mà hành giả thường xuyên tụng niệm sẽ làm nội tâm được trong sạch và hướng về Chánh giác. Hành giả làm cho đầy tâm thức của mình với âm thanh tụng niệm và nhờ vậy mà những loạn động không còn lối để xâm nhập vào. Theo nguyên lý của Phật giáo Tây Tạng thì cần tập trung sức chú ý để dẫn dắt tâm thức của mình hướng đến những cảnh giới cao hơn.
Mỗi một âm tiết đều có hai dạng ý nghĩa, ý nghĩa cụ thể và ý nghĩa biểu tượng. Những biểu tượng có thể được sử dụng để khơi dậy một dạng cảm nghiệm. Sáu pháp thiền quán của phái Kagyu chỉ bày cho hành giả thấy hình tượng của những âm tiết mật chú trong phức hợp những luân xa thuộc dạng thiền quán ảnh tướng (luân xa là những tụ điểm của năng lượng tâm linh trong cơ thể). Mục đích là để giúp tâm thức hành giả cảm nghiệm được vòng tròn vận hành của nhiệt lượng, của những trạng thái khác nhau, nhờ vậy mà đạt được trạng thái tỉnh thức lâu bền. Đó là những pháp tu tập có công năng trị liệu.

Mỗi âm tiết của câu mật chú đều xuất phát từ một trong 5 vị Phật phương hướng của vũ trụ. Thực tại được diễn đạt bằng âm thanh HUM. Phụ âm H…hhhhhhhhh trong âm HUM giống như hơi thở ra. Âm UM…ummmmmmmmm ở cuối âm tiết có nghĩa là nhất thể, dạng dao động của vũ trụ.
Âm thanh và yếu nghĩa mật chú là đồng nhất với âm thanh và yếu nghĩa TÂM, tâm này chính là thực tại. Vì vậy, quán chiếu mật chú cũng quan trọng, là một bộ phận của công phu tụng niệm vì năng lực của mật chú còn nằm trong việc hành giả vận dụng hình tượng của nó. Mật chú không phải chỉ là một cơ chế để tập trung tâm thức hay chỉ là một dạng âm thanh để hành giả nghe mà thôi. Âm thanh và hình tượng của âm thanh không phải là hai sự vật cách biệt nhau. Cảnh giới của mật chú là nhất thể. Mỗi âm tiết mật chú ứng với một vị Bồ tát tương ứng khi nó kích hoạt một luân xa hay tụ điểm năng lượng tâm linh liên quan, lúc ấy sức tỉnh giác được tập trung trong một chan hòa nhất thể.
Hành giả có thể tập trung tâm ý nơi một âm tiết, xem đó là đối tượng của thiền quán, theo nguyên lý mặt chữ và âm thanh phát ra là đồng nhất với ý nghĩa cần biểu đạt. Vì vậy mà việc sử dụng thiền mật chú là một sự phát triển tự nhiên của tư tưởng Phật giáo. Khi sắp nhập Niết bàn, đệ tử hỏi những bài kinh nào phải tuân hành, Phật trả lời rằng: "Những lời nào thiện thuyết là lời dạy của Phật”. Những hành giả Mật tông xem mật chú là những lời thiện thuyết. 

LAMA ANAGARIKA GOVINDA- THÍCH MINH THÀNH PH.D. dịch

(Theo Ánh sáng Mật tông - Nguyên tác: C.Alexander Simpkins & Annellen Simpkins)

Viết bình luận

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Bài viết liên quan:

PHÁP TU TÂY TẠNG DÀNH CHO PHẬT TỬ NHẬP MÔN - Đức Đalai Lama giảng

Phụ Lục 2: Chánh Văn – Tám Thi Kệ Chuyển Tâm Geshe Langri Thangpa (thế kỷ thứ 12) Bản tiếng Việt 1.      Với quyết tâm thành tựu Lợi lạc lớn lao nhất Nhờ tất cả chúng sinh, Tôi nguyện luôn giữ gìn Chúng sinh trong đáy tim, Vì chúng sinh quí hơn Cả bảo châu như ý. 2.      Khi gặp gỡ tiếp xúc Với bất kỳ một ai, Nguyện tôi luôn thấy mình Là kẻ thấp kém nhất, Từ đáy lòng chân thật Luôn tôn kính mọi người Như kính bậc tối cao. 3.      Nguyện trong từng hành động Tôi luôn tự xét mình, Phiền não vừa dấy lên, Ðe dọa mình và người, Nguyện tức thì nhận...

PHÁP TU TÂY TẠNG DÀNH CHO PHẬT TỬ NHẬP MÔN - Đức Đalai Lama giảng

Nguyện qui y Phật,
là bậc toàn giác / là đại đạo sư
giáo hóa chúng sinh / bằng với chánh pháp
trong sáng chân thật / đến từ trí tuệ
chứng ngộ viên mãn.

 

PHÁP TU TÂY TẠNG DÀNH CHO PHẬT TỬ NHẬP MÔN - Đức Đalai Lama giảng

OM WAGI SHVARI MUM là minh chú của Bồ tát Văn Thù Sư Lợi, rất tốt cho sinh viên học sinh. Tụng chú này tăng trí thông minh, giúp đầu óc bén nhạy. Nhiều lúc chúng tôi tụng DHIH DHIH DHIH DHIH một trăm lẻ tám lần liên tục hay nhiều hơn, trong cùng một hơi thở. Lấy một hơi thật dài, rồi tụng một mạch DHIH DHIH DHIH DHIH… làm như vậy trí nhớ sẽ gia tăng.

PHÁP TU TÂY TẠNG DÀNH CHO PHẬT TỬ NHẬP MÔN - Đức Đalai Lama giảng

Ai cũng biết rằng khi chết, tiền tài danh vọng hay quyền lợi trong đời tất cả đều không thể giúp được gì. Ðời sống tự nó là một hiện tượng biến chuyển liên tục. Nếu chỉ quan tâm đến đời sống hiện tại mà quên đi mọi kiếp về sau, làm như vậy dễ sinh tâm mê đắm hưởng thụ kiếp này, càng lúc càng nhiều chấp vọng, càng thêm tham đắm. 

PHÁP TU TÂY TẠNG DÀNH CHO PHẬT TỬ NHẬP MÔN - Đức Đalai Lama giảng

Mỗi khi gặp khó khăn trong cuộc sống, có một phương pháp đối phó rất đơn giản là quên đi tất cả. Bao giờ tinh thần mỏi mệt, tâm trí nặng nề, ta có thể vất hết sau lưng, đi nghỉ mát vài ngày, một tuần. Nhưng phương pháp này dù sao vẫn rất tạm bợ. Vấn đề còn nguyên chưa được giải quyết.

PHÁP TU TÂY TẠNG DÀNH CHO PHẬT TỬ NHẬP MÔN - Đức Đalai Lama giảng

Tây Tạng có một câu chuyện như sau: một hôm trời đổ mưa lớn, bên đường có pho tượng Phật đẫm nước mưa. Có người đi ngang thấy vậy nghĩ rằng: “Không thể để Phật ướt”. Anh ta nhìn quanh, thấy có đôi giày cũ vất bên đường, bèn nhặt để lên đầu tượng Phật để che mưa. Một người khác đi ngang, thấy vậy nghĩ rằng: “Ai lại để giày trên đầu tượng Phật?” Anh ta bèn lượm giày vất đi. Cả hai đều có tâm tốt lành đối với tượng Phật, vì vậy hành động tuy trái ngược nhưng đều gieo thiện nghiệp như nhau.

PHÁP TU TÂY TẠNG DÀNH CHO PHẬT TỬ NHẬP MÔN - Đức Đalai Lama giảng

Trong tất cả những công phu hành trì Phật giáo, phát tâm bồ đề được xem là công phu quan trọng quí giá nhất. Tâm bồ đề bắt rễ từ đại bi. Không có chúng sinh thì không thể khởi tâm đại bi. Phật đà và Bồ tát có thể hộ trì cho ta phát tâm bồ đề, nhưng không thể giúp chúng ta phát tâm đại bi. Ðại bi chỉ có thể có được nhờ hướng về chúng sinh.

PHÁP TU TÂY TẠNG DÀNH CHO PHẬT TỬ NHẬP MÔN - Đức Đalai Lama giảng

Khế kinh dạy nhân nào sinh quả nấy. Tất cả mọi kinh nghiệm chúng ta đang trải qua đều là quả, sinh ra từ nhân là hành động của chính mình trong quá khứ. Ngoài ra không có Đấng Sáng Tạo nào khác, cũng không có Đấng Tối Cao nào hiện hữu trường tồn, vượt ngoài nhân quả.

Phật dạy có hai loại nhân quả. Một là nhân quả tương ứng với quá trình ô nhiễm, ví dụ nhân ác độc sinh quả khổ đau. Hai là nhân quả tương ứng với quá trình thanh tịnh, ví dụ nhân tốt lành sinh quả an lạc.

Pháp Khí Mật Tông - Bảo Liên. Cung cấp bởi Sapo.
Lên đầu trang
Pháp Khí Mật Tông Pháp Khí Mật Tông Pháp Khí Mật Tông
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng