Ý nghĩ của việc cúng dường đèn bơ

Chúng ta ở cõi Ta Bà, nhiều kiếp bị vô minh che lấp trí tuệ, nên như Kinh Hoa Nghiêm đã nói “Đèn trí tuệ có thể soi sáng các sự tăm tối”. Vậy ngọn đèn chúng ta thắp lên dâng cúng chư Phật là ngọn đèn trí tuệ. Nhờ oai lực của chư Phật mà ánh sáng từ ngọn đèn này phá tan sự mờ tối của chúng sinh và thế giới đen tối trong tâm thức chúng ta.

Cúng dường đèn

Cúng dường đèn (đăng) nói chung hay đèn bơ nói riêng là một trong những pháp tu cúng dường quan trọng trong nghi thức hành trì Phât pháp.

Vì sao vậy? 

Chúng ta ở cõi Ta Bà, nhiều kiếp bị vô minh che lấp trí tuệ, nên như Kinh Hoa Nghiêm đã nói “Đèn trí tuệ có thể soi sáng các sự tăm tối”. Vậy ngọn đèn chúng ta thắp lên dâng cúng chư Phật là ngọn đèn trí tuệ. Nhờ oai lực của chư Phật mà ánh sáng từ ngọn đèn này phá tan sự mờ tối của chúng sinh và thế giới đen tối trong tâm thức chúng ta.

Thí Đăng Công Đức Kinh đã nói: “Thường ở trước tượng Phật, tự viện, kiền thành mà thắp đèn cúng Phật thì được tăng trưởng phước báu như đôi mắt và tứ chi tốt đẹp, thân không bệnh tật, tâm địa sáng suốt, không bị lay chuyển bởi ngu si, tâm không sợ hãi, cuộc sống an ổn,…". Vậy thắp đèn giúp chúng ta tăng trưởng công đức, từ đó khai mở trí tuệ. Chúng ta ắt hẳn vẫn còn nhớ Kinh Nhân Quả có dạy kiếp trước thắp đèn dâng cúng Phật, kiếp này thông minh lỗi lạc, trí tuệ như đuốc, còn nhớ chăng?

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dạy 10 lợi ích của việc cúng dường ánh sáng trong Kinh Phạm Âm:
1. Trở thành ngọn đèn của pháp giới;
2. Có huệ nhãn thanh tịnh nhìn thấy các cảnh giới vô hình ngay trong thân người;
3. Thành tựu thiên nhãn thông;
4. Đạt được trí tuệ thấu suốt thiện pháp và bất thiện pháp;
5. Loại trừ tâm bám chấp vào sắc tướng; 
6. Luôn sống trong ánh sáng trí tuệ;
7. Có được tái sinh trong thân người hay chư thiên;
8. Vui hưởng cuộc sống giàu sang phú quý;
9. Sớm được giải thoát;
10. Chóng đạt giác ngộ. 

Đối với Phật giáo Kim Cương thừa, ngọn đèn bơ là ngọn đèn thiêng liêng bậc nhất và không bao giờ tắt trong các Tu viện Mật giáo.

Cúng dường đèn bơ là cúng dường mãnh liệt nhất bởi lẽ ánh sáng của chúng tượng trưng cho trí tuệ. Ngay khi ngọn đèn xua tan bóng tối, ánh sáng của ngọn đèn biểu hiện sự tan biến của bóng tối vô minh và chứng đắc trí tuệ sáng suốt của Phật. Dâng cúng đèn là cúng dường tính thấy lên mắt Phật. Vì mắt Phật là mắt trí tuệ, nên chúng không có sự đối nghịch của sáng hay tối. Mắt thường của chúng ta, dù sao đi nữa vẫn bị che lấp bởi bóng tối của hai bất tịnh – Một bất tịnh thô là cảm xúc phiền não (ngã chấp) và một bất tịnh vi tế là sở tri chướng (pháp chấp). Phật không có tâm mong cầu đối với mọi món dâng cúng, nhưng chúng ta cúng dường để tích lũy công đức và trí tuệ cho chính mình. Nhờ năng lực của tích lũy này, chúng ta có thể loại trừ mọi bất toàn của đôi mắt vô minh của mình và đạt đến tuệ nhãn toàn giác của Phật.

Khi chúng ta cúng dường ánh sáng, kết quả của nó là sự chứng ngộ trí tuệ Tịnh quang trong đời này; xóa sạch tâm phân biệt, dẹp tan sự rối loạn và nhận ra Tịnh quang trong cõi Bardo (thân Trung ấm); và tăng trưởng trí tuệ trong mỗi đời sống cho đến khi đạt được giác ngộ. 

Đèn bơ cũng được cúng dường và hồi hướng cho người đã mất để dẫn họ đi trong Bardo bởi ánh sáng trí tuệ. Chúng ta cũng cầu nguyện rằng ánh sáng này sẽ soi đường cho toàn thể chúng sinh trong sáu cõi, tịnh hóa mọi che chướng của họ để họ có thể đánh thức tuệ giác chân thật của chính mình. Với niềm tin và lòng sùng kính chân thành, hãy quán tưởng rằng vô số thiên nữ cúng dường sẽ dâng cúng vô lượng ánh sáng đến toàn thể chư Phật, Bồ Tát và Thánh chúng. Chúng ta có thể đọc tụng bài cúng đèn trong tuyển tập các bài Cầu nguyện cúng dường. 

Theo truyền thống Phật giáo Kim Cương thừa, chúng ta tích lũy công đức để tạo ra những hoàn cảnh thuận lợi trước mắt như sức khỏe, giàu sang và trường thọ và sâu xa hơn là hiển lộ bản tính trí tuệ của chính chúng ta. 

Trong tất cả các phương pháp tích lũy công đức nhờ bố thí, cúng dường đèn bơ chỉ đứng ngay sau cúng dường Tsok.

Nếu bạn cúng dường đúng cách, thậm chí chỉ một ngọn đèn, thì công đức vô cùng lớn lao như Đức Phật đã nói với ngài Xá Lợi Phất trong kinh “Những lợi ích của cúng dàng đèn”, đó là vượt qua sự tính toán của toàn thể các bậc Thanh Văn và Duyên Giác, công đức có được là không thể tính đếm, chỉ các bậc Như Lai mới biết rõ tường tận:
"Vào thời Đức Phật, vua A Xà Thế có lần đã cúng dường nhiều thùng dầu để đốt đèn dâng cúng Đức Phật ở Tịnh xá Kỳ Hoàn. Có một bà già rất nghèo, có tâm chí thành muốn cúng dường Đức Phật mà không có tiền. Bà thấy vua A Xà Thế làm công đức như vậy, rất lấy làm cảm kích. Bà đi xin được hai tiền, liền đến nhà hàng mua dầu. Chủ hàng hỏi: “Bà rất nghèo túng, xin được hai tiền, sao không mua đồ ăn mà lại mua dầu?”. Bà già đáp rằng: “Tôi nghe ở đời gặp Đức Phật rất khó, vạn kiếp mới được một lần. Tôi nay may mắn được sinh đời Phật, mà chưa có dịp cúng dường. Ngày nay tôi thấy vua làm việc đại công đức, tôi tuy cùng khổ, cũng muốn cúng dường ngọn đèn để làm căn bản cho đời sau”. Lúc bấy giờ người chủ quán cảm phục chí nguyện của bà già, liền đong cho thêm ba tiền thành ra năm tiền dầu. Bà đến trước Đức Phật thắp đèn lên, tự nghĩ dầu thắp không quá nửa đêm, bà phát nguyện rằng: "Con không có gì cúng dâng Phật, ngoại trừ cây đèn nhỏ này. Nhưng do sự cúng dường này, mong cho con đời sau có trí tuệ. Mong cho con giải thoát tất cả hữu tình ra khỏi bóng tối ngu si. Mong cho con tịnh hóa tất cả những cấu uế chướng ngại của họ, và đưa họ đến giải thoát". Đêm ấy tất cả các ngọn đèn của vua cúng dường, có ngọn tắt, có ngọn đỏ. Riêng ngọn đèn của bà lão thì chiếu sáng hơn các ngọn đèn khác, suốt đêm không tắt, dầu lại không hao. Khi tôn giả Mục Kiền Liên đi thu lại những cây đèn. Khi trông thấy ngọn đèn còn cháy sáng, đầy dầu và bấc mới, ngài nghĩ: “Không lý gì để cho cây đèn này vẫn cháy vào ban ngày” và Ngài cố thổi tắt. Nhưng cây đèn vẫn cháy. Ngài lấy tay bóp, lấy y chụp lên cho nó tắt, mà nó vẫn tiếp tục cháy sáng. Đức Phật vẫn nhìn Ngài từ lúc đầu, và bảo: "Mục Kiền Liên, có phải ông muốn dập tắt ngọn đèn ấy không? Ông không làm được đâu. Ông không di chuyển được nó, chứ đừng nói là dập cho nó tắt. Nếu ông đem được bốn biển mà tưới lên cây đèn này, nó vẫn không tắt được, tại sao? Vì cây đèn này đã được đốt lên để dâng cúng với tất cả niềm sùng kính, và với tâm trí thanh tịnh. Chính động cơ ấy đã làm cho nó có công đức vô cùng".

Nội dung trên không phải là tất cả, nhưng đủ để hành giả chúng ta thấy được, trong Hương - Hoa - Đăng thì Đăng chiếm một vị trí quan trọng thế nào.

Viết bình luận

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Bài viết liên quan:

Ý nghĩa bánh xe chuyển pháp luân.

Hỏi: Nhìn phù hiệu bánh xe có 12 căm, có người nói, đó là bánh xe luân hồi. Họ giải thích 12 căm là tượng trưng cho Thập nhị nhân duyên. Có người lại nói, đó là bánh xe Chuyển pháp luân. Xin hỏi: Qua 2 điều nói trên, không biết điều nào đúng ?

Ý nghĩa tràng hạt.

Đáp: Tràng hạt là một phương tiện trong muôn ngàn phương tiện khác. Trong Phật giáo có vô số phương tiện. Mọi hình thức pháp khí hay vật thể đều là những phương tiện. Tuy nhiên, không phải vô cớ mà người ta bày ra. Dĩ nhiên, mỗi một hình thức của một vật thể đều có một ý nghĩa biểu trưng đặc biệt của nó.

Ý nghĩa chắp tay như thế nào?

Người Ấn Độ cho rằng tay phải là tay thần thánh, tay trái là tay bất tịnh. Nhưng nếu 2 tay hiệp lại làm một thì trở thành sự hợp nhất giữa phương diện thánh thiện và nhiễm ô, cho nên hiệp chưởng là biểu hiện bộ mặt chân thật nhất của con người. Nghĩa " Bất cấu bất tịnh " trong Bát Nhã Tâm Kinh chính là ý nầy.

VĂN THÙ CỬU CUNG BÁT QUÁI PHÙ

Văn Thù Cửu Cung Bát Quái Phù do Tổ Sư khai sơn của Mật Tông Tây Tạng là Liên Hoa Sinh Đại Sĩ (Padma-saṃbhava) vì từ bi thương xót tất cả chúng sinh ở Thế Gian do thọ nhận Thời, Không, Phương Vị chẳng cát tường đã sinh ra chướng nạn, nên đặc biệt gom tập ba đất Phạn, Hán, Tạng phá trừ các loại hung sát để trấn nhà cửa, an cư diệu bảo mà thành.

Cúng dường Mandala tịnh hoá bám chấp vun bồi công đức

Mục đích của việc cúng dường mạn-đà-la là xua tan sự bám chấp vào cái tôi và bất cứ kiểu thái độ quan niệm nào mà bám vào thứ gì đó như là của ai đó. Cho đi mọi thứ, nhờ việc cúng dường mạn-đà-la bên ngoài, bên trong và bí mật, sẽ xua tan mọi kiểu bám chấp. Cùng lúc đó, một cách tự nhiên, việc tích lũy công đức được hoàn thành. Người ta nói rằng, việc cúng dường mạn-đà-la đầu tiên được tiến hành sau khi Đức Phật thành tựu Chánh giác, khi vua của các vị trời,...

Chúng sinh bị cột chặt vào sinh tử luân hồi bởi dục vọng và bám chấp

Trải qua suốt vòng luân hồi từ vô thủy cho tới ngày nay, không có một sinh thái (life form) nào mà ta đã chưa từng sinh ra trong đó. Đã bao lần những dục vọng của ta khiến đầu và tứ chi ta đứt rời. Nếu có thể chất đống ở tại một nơi tất cả những tứ chi mà ta đã mất khi làm thân kiến và làm những côn trùng khác thì đống tứ chi ấy còn cao hơn Núi Tu Di. Những giọt nước mắt mà ta đã khóc bởi cái lạnh, cái đói và cái...

Cầu nguyện 21 Lục Độ Phật Mẫu viên mãn mọi tâm nguyện trong những ngày đầu năm mới

Đức Lục Độ Mẫu Phật là một vị Phật có khả năng giải thoát chúng sinh khỏi tất cả những chướng ngại trong cuộc sống, như chướng ngại về công việc, sức khỏe, chướng ngại trong gia đình, trong kinh doanh...Trong các khóa lễ đầu năm mới tại gia đình hay tại các tự viện, người dân các quốc gia vùng Himalaya ngày nay vẫn duy trì truyền thống thực hành pháp tu Lục Độ Phật Mẫu giúp khiển trừ chướng ngại, nạn dịch, hiểm nguy, để cầu nguyện viên mãn mọi tâm nguyện của bản thân cũng như của...

[Mật Tông vấn đáp]

1. Hỏi: Còn quan niệm của người tu Mật ra sao?

Đáp: Phần này trình bày về “cái nhìn” của người tu Mật với nhân sinh và vũ trụ. Điều này rất quan trọng, vì nó là mũi tên chỉ đường, và là cây gậy chống cho hành giả.

Pháp Khí Mật Tông - Bảo Liên. Cung cấp bởi Sapo.
Lên đầu trang
Pháp Khí Mật Tông Pháp Khí Mật Tông Pháp Khí Mật Tông
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng