Văn Thù Cửu Cung Bát Quái

Văn Thù Cửu Cung Bát Quái do Tổ Sư khai sơn của Mật giáo Tây Tạng là Đức Liên Hoa Sinh vì từ bi thương tất cả chúng sinh ở thế gian do thọ nhận Thời, Không, Phương Vị chẳng cát tường đã sinh ra chướng nạn, nên đặc biệt gom tập ba đất Phạn, Hán, Tạng phá trừ các loại hung sát để trấn nhà cửa, an cư diệu bảo mà thành.

Văn Thù Cửu Cung Bát Quái

Văn Thù Cửu Cung Bát Quái do Tổ Sư khai sơn của Mật giáo Tây Tạng là Đức Liên Hoa Sinh vì từ bi thương tất cả chúng sinh ở thế gian do thọ nhận Thời, Không, Phương Vị chẳng cát tường đã sinh ra chướng nạn, nên đặc biệt gom tập ba đất Phạn, Hán, Tạng phá trừ các loại hung sát để trấn nhà cửa, an cư diệu bảo mà thành.

1. Phân giải đồ hình Văn Thù Cửu Cung Bát Quát:
- Phương bên trên, ở chính giữa là ba vị đại Bồ Tát: Quán Âm, Văn Thù, Kim Cương Thủ là Tôn của ba tộc tính chủ về nắm giữ Nhân, Trí, Dũng thuộc Từ bi, Trí tuệ, Lực lượng của Phật giáo Mật tông.
+ Thần chú của Kim Cương Thủ Bồ Tát là: OṂ VAJRA-PĀṆI HŪṂ
+ Thần chú của Văn Thù Bồ Tát là: OṂ A RA PA CA NA DHĪḤ
+ Thần chú của Quán Âm Bồ Tát là: OṂ MAṆI PADME HŪṂ
- Phía bên trái là Thời Luân Kim Cương Chú Luân khiến cho phương trên, phương dưới, Đông, Nam, Tây, Bắc, bốn góc cùng với nhóm năm, tháng, ngày, giờ là Thời Không Vũ Trụ, tổ hợp thế giới tất cả tự tại.
- Phương bên phải là Hồi Già Chú Luân phòng hộ tất cả hung sát, chướng ngại, xua đuổi điều chẳng lành.
- Ba vòng tròn ở ngay chính giữa:
+ Vòng tròn bên ngoài là 12 Sinh Tiếu đại biểu cho 12 Địa Chi dùng 12 loại động vật của năm ấy phối hợp với Thiên Can diễn hóa thành 60 Giáp Tý.
+ Vòng tròn ở giữa là Quái gồm có Càn (☰), Đoài (☱), Ly (☲), Chấn (☳), Tốn (☴), Khảm (☵), Cấn (☶), Khôn (☷) đại biểu cho nhân chủng, sự vật của nhóm Thiên (Trời), Trạch (đầm nước, hồ nước), Hỏa (lửa), Lôi (sấm), Phong (gió), Thủy (nước), Sơn (núi), Địa (đất).
+ Vòng tròn bên trong án chín cách trên lưng con rùa, chia làm 9 số:
Cung thứ nhất là màu trắng, tượng trưng cho vật, thuốc.
Cung thứ hai là màu đen, tượng trưng cho Ma (Ma quỷ).
Cung thứ ba là màu xanh biếc, tượng trưng cho nước.
Cung thứ tư là màu xanh lục, tượng trưng cho Rồng.
Cung thứ năm là màu vàng, tượng trưng cho Chiến Thần.
Cung thứ sáu là màu trắng, tượng trưng cho Quân Chủ.
Cung thứ bảy là màu đỏ, tượng trưng cho Yêu (yêu quái).
Cung thứ tám là màu trắng, tượng trưng cho Địa Chỉ (Phúc của đất).
Cung thứ chín là màu tím, tượng trưng cho lửa.
Năm Hành phối với nhau, ba màu trắng thuộc Kim, màu đen và màu xanh biếc thuộc Thủy, màu xanh lục thuộc Mộc, màu vàng thuộc Thổ, màu đỏ thuộc Hỏa.
- Vòng tròn này tổng quát tất cả thởi gian, phương vị, phong thủy, địa lý.
- Bên ngoài vòng tròn có một con mắt giận dữ, răng nanh dài hung ác đáng sợ, cái lưỡi cuốn cong lên, lộ rõ Hung Thần bốn tay đều là trông coi mặt trời, mặt trăng, tinh tú, năm, tháng, ngày, giờ…thuộc La Hầu tục xưng là Thái Tuế Tinh Quân.
- Chú Luân ở phương bên dưới, phía bên phải là mẫu nguyên âm của tất cả âm thanh với Duyên Khởi Chú tạo làm tăng trưởng Duyên lành, Phước Đức, hút lấy tinh hoa của Trời đất, mặt trời, mặt trăng.
- Chú Luân ở phương bên dưới, phía bên trái là làm y theo Âm Dương Ngũ Hành Cửu Cung Già Chỉ Chú Luân hay ngăn che tất cả Duyên trái nghịch.

2. Công đức, lợi ích:
Đem Chú Đồ này treo trên cửa lớn hoặc bên trong nhà, thì người bên trong nhà được ở yên ổn, chẳng luận: cầu tiền, hôn nhân, cầu con, danh vị,… điều mong cầu đủ hay tăng Duyên lành mà sinh sinh chẳng dứt, diệt Duyên ác mà không có tai họa, ngưng dứt bệnh tật mà thêm tuổi thọ, ngăn chận tất cả Thái Tuế, Tuế Phá, Kiếp sát, Tai
Sát, Tuế Sát, Phục Binh, họa của con người… các năm, tháng, ngày, giờ, sát tinh, trở đảng lộ xung, cửa, sàn, bếp, nhà cầu… phương vị chẳng tốt, chỗ sinh hung sát,… khiến cho trong nhà toàn gia lớn nhỏ bình an, gia quan tiến tước, chiêu tài tiến bảo, phước thọ lâu dài, an hòa lợi lạc, trăm việc đều thích hợp, cát tường như ý.

3. Phương pháp sử dụng:
Có thể treo trên cửa lớn, hoặc bên trong nhà, hoặc đeo trên thân.

Viết bình luận

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Bài viết liên quan:

Ý nghĩa bánh xe chuyển pháp luân.

Hỏi: Nhìn phù hiệu bánh xe có 12 căm, có người nói, đó là bánh xe luân hồi. Họ giải thích 12 căm là tượng trưng cho Thập nhị nhân duyên. Có người lại nói, đó là bánh xe Chuyển pháp luân. Xin hỏi: Qua 2 điều nói trên, không biết điều nào đúng ?

Ý nghĩa tràng hạt.

Đáp: Tràng hạt là một phương tiện trong muôn ngàn phương tiện khác. Trong Phật giáo có vô số phương tiện. Mọi hình thức pháp khí hay vật thể đều là những phương tiện. Tuy nhiên, không phải vô cớ mà người ta bày ra. Dĩ nhiên, mỗi một hình thức của một vật thể đều có một ý nghĩa biểu trưng đặc biệt của nó.

Ý nghĩa chắp tay như thế nào?

Người Ấn Độ cho rằng tay phải là tay thần thánh, tay trái là tay bất tịnh. Nhưng nếu 2 tay hiệp lại làm một thì trở thành sự hợp nhất giữa phương diện thánh thiện và nhiễm ô, cho nên hiệp chưởng là biểu hiện bộ mặt chân thật nhất của con người. Nghĩa " Bất cấu bất tịnh " trong Bát Nhã Tâm Kinh chính là ý nầy.

VĂN THÙ CỬU CUNG BÁT QUÁI PHÙ

Văn Thù Cửu Cung Bát Quái Phù do Tổ Sư khai sơn của Mật Tông Tây Tạng là Liên Hoa Sinh Đại Sĩ (Padma-saṃbhava) vì từ bi thương xót tất cả chúng sinh ở Thế Gian do thọ nhận Thời, Không, Phương Vị chẳng cát tường đã sinh ra chướng nạn, nên đặc biệt gom tập ba đất Phạn, Hán, Tạng phá trừ các loại hung sát để trấn nhà cửa, an cư diệu bảo mà thành.

Cúng dường Mandala tịnh hoá bám chấp vun bồi công đức

Mục đích của việc cúng dường mạn-đà-la là xua tan sự bám chấp vào cái tôi và bất cứ kiểu thái độ quan niệm nào mà bám vào thứ gì đó như là của ai đó. Cho đi mọi thứ, nhờ việc cúng dường mạn-đà-la bên ngoài, bên trong và bí mật, sẽ xua tan mọi kiểu bám chấp. Cùng lúc đó, một cách tự nhiên, việc tích lũy công đức được hoàn thành. Người ta nói rằng, việc cúng dường mạn-đà-la đầu tiên được tiến hành sau khi Đức Phật thành tựu Chánh giác, khi vua của các vị trời,...

Chúng sinh bị cột chặt vào sinh tử luân hồi bởi dục vọng và bám chấp

Trải qua suốt vòng luân hồi từ vô thủy cho tới ngày nay, không có một sinh thái (life form) nào mà ta đã chưa từng sinh ra trong đó. Đã bao lần những dục vọng của ta khiến đầu và tứ chi ta đứt rời. Nếu có thể chất đống ở tại một nơi tất cả những tứ chi mà ta đã mất khi làm thân kiến và làm những côn trùng khác thì đống tứ chi ấy còn cao hơn Núi Tu Di. Những giọt nước mắt mà ta đã khóc bởi cái lạnh, cái đói và cái...

Cầu nguyện 21 Lục Độ Phật Mẫu viên mãn mọi tâm nguyện trong những ngày đầu năm mới

Đức Lục Độ Mẫu Phật là một vị Phật có khả năng giải thoát chúng sinh khỏi tất cả những chướng ngại trong cuộc sống, như chướng ngại về công việc, sức khỏe, chướng ngại trong gia đình, trong kinh doanh...Trong các khóa lễ đầu năm mới tại gia đình hay tại các tự viện, người dân các quốc gia vùng Himalaya ngày nay vẫn duy trì truyền thống thực hành pháp tu Lục Độ Phật Mẫu giúp khiển trừ chướng ngại, nạn dịch, hiểm nguy, để cầu nguyện viên mãn mọi tâm nguyện của bản thân cũng như của...

[Mật Tông vấn đáp]

1. Hỏi: Còn quan niệm của người tu Mật ra sao?

Đáp: Phần này trình bày về “cái nhìn” của người tu Mật với nhân sinh và vũ trụ. Điều này rất quan trọng, vì nó là mũi tên chỉ đường, và là cây gậy chống cho hành giả.

Pháp Khí Mật Tông - Bảo Liên. Cung cấp bởi Sapo.
Lên đầu trang
Pháp Khí Mật Tông Pháp Khí Mật Tông Pháp Khí Mật Tông
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng