35 Phật danh bảo sám

Kinh Đại Bảo Tích ghi rằng:
"Xá Lợi Phất bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Các vị Bồ Tát này đối với Tham, Sân, Si chẳng hề sợ hãi ư?”

35 Phật danh bảo sám

Kinh Đại Bảo Tích ghi rằng:
"Xá Lợi Phất bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Các vị Bồ Tát này đối với Tham, Sân, Si chẳng hề sợ hãi ư?”
Đức Phật nói: “Này Xá Lợi Phất! Tất cả Bồ Tát có hai Phạm Giới. Nhóm nào là hai? Một là Sân Tương Ứng Phạm, hai là Si Tương Ứng Phạm. Hai Phạm như vậy gọi là Đại Phá Giới.
Này Xá Lợi Phất! Nương theo Tham Phạm là lỗi vi tế, khó thể buông lìa. Nương theo Sân Phạm là lỗi thô trọng, dễ có thể buông lìa. Nương theo Si Phạm là lỗi sâu nặng, lại khó buông lìa. Tại sao thế ? Vì Tham Kết hay làm cho các hạt giống (chủng tử) sống chết vướng vít lan ra, liền lạc trợ giúp nhau chẳng dứt. Do nghĩa này cho nên Vi Tế khó chặt đứt. Nương theo Sân Phạm bị rơi vào nẻo ác thì có thể mau trừ bỏ chặt đứt được. Nương theo Si Phạm sẽ bị rơi vào trong tám loại Địa Ngục lớn, khó có thể giải thoát.
Lại nữa Xá Lợi Phất! Nếu có Bồ Tát phạm Ba La Di (Pārājika: Giới cực ác căn bản trong Giới Luật) thì nên đối trước mặt mười vị Tỳ Khưu trong sạch, dùng Tâm Chính Trực, ân trọng sám hối. Người phạm Tăng Tàn (Saṃghāvaśeṣa: tội nặng gần sát với Ba La Di trong
Giới Luật) thì đối trước mặt năm vị Tăng trong sạch, ân trọng sám hối. Nếu vì người nữ mà Tâm bị nhiễm dính vào sự đã tiếp chạm với nương theo sự ngoái nhìn mà sinh yêu dính thì nên đối trước mặt một hai vị Tăng trong sạch, ân trọng sám hối.
Này Xá Lợi Phất! Nếu các Bồ Tát thành tựu năm tội Vô Gián, phạm Ba La Di, hoặc phạm Tăng Tàn Giới, phạm Tháp, phạm Tăng với phạm tội khác thời Bồ Tát cần phải ở trước mặt 35 Đức Phật, ngày đêm ở một mình, ân trọng sám hối. Nên tự xưng rằng:
“Con (họ tên…) xin quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng”.

Kinh Phật Thuyết Quyết Định Tỳ Ni nói rằng:
“Đức Phật bảo Xá Lợi Phất rằng:
Nếu có Bồ Tát thành tựu năm tội Vô Gián, phạm vào người nữ hoặc phạm vào người nam, hoặc cố ý phạm tội, phạm vào Tháp, phạm vào Tăng,… Phạm vào nhóm như vậy thời Bồ Tát nên ở trước mặt 35 Đức Phật, ngày đem ở một mình, chí Tâm sám hối tội nặng đã phạm”.

(Nhóm 35 Đức Phật như vậy thảy đều có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, ánh sáng làm Thể, thân sinh lớp lớp ánh sáng (Quang uẫn) mặc ba áo của hàng xuất gia, ngồi Kim Cương Già Phu trên Tòa Nguyệt Nhật Liên Hoa Bảo Sư Tử, đều có Thị Giả đứng hầu hai bên trái phải).

Công đức lễ 35 đức Phật:

1. Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật - Namo Śākya-muṇi Buddha
(Tiêu trừ các nghiệp tội ác trong một vạn kiếp)

2. Nam mô Kim Cương Bất Hoại Phật - Namo Vajra-pramardi Buddha
(Tiêu trừ nghiệp tội của hai vạn kiếp trong đời quá khứ)

3. Nam mô Bảo Quang Phật - Namo Ratnārcis Buddha
(Tiêu trừ nghiệp tội của một vạn kiếp trong đời quá khứ)

4. Nam mô Long Tôn Vương Phật - Namo Nāgeśvara-rāja Buddha
(Tiêu trừ nghiệp tội của một ngàn kiếp trong đời quá khứ)

5. Nam mô Tinh Tiến Quân Phật - Namo Vīrasena Buddha
(Tiêu trừ tất cả Khẩu nghiệp trong đời quá khứ)

6. Nam mô Tinh Tiến Hỷ Phật - Namo Vīra-nandin Buddha
(Tiêu trừ nghiệp bám sát theo Ý Nghiệp trong đời quá khứ)

7. Nam mô Bảo Hỏa Phật - Namo Ratnāgni Buddha
(Tiêu trừ nghiệp tội hai bên hợp nhau phá hòa hợp Tăng trong đời quá khứ)

8. Nam mô Bảo Nguyệt Quang Phật - Namo Ratna-candra-prabha Buddha
(Tiêu trừ nghiệp tội một kiếp trong đời quá khứ)

9. Nam mô Hiện Vô Ngu Phật - Namo Amogha-darśi Buddha
(Tiêu trừ nghiệp tội lỗi lầm với tứ chúng trong đời quá khứ)

10. Nam mô Bảo Nguyệt Phật - Namo Ratna-candra Buddha
(Tiêu trừ nghiệp tội giết mẹ trong đời quá khứ)

11. Nam mô Vô Cấu Phật - Namo Nirmala Buddha
(Tiêu trừ nghiệp tội giết cha trong đời quá khứ)

12. Nam mô Dũng Thí Phật - Namo Sūradatta Buddha
(Tiêu trừ nghiệp tội giết A La Hán trong đời quá khứ)

13. Nam mô Thanh Tịnh Phật - Namo Brahma Buddha
(Tiêu trừ nghiệp tội làm thân Phật chảy máu trong đời quá khứ)

14. Nam mô Thanh Tịnh Thí Phật - Namo Brahmadatta Buddha
(Tiêu trừ nghiệp tội một vạn kiếp trong đời quá khứ)

15. Nam mô Sa Lưu Na Phật - Namo Varuṇa Buddha
(Tiêu trừ nghiệp tội xua đuổi A La Hán trong đời quá khứ)

16. Nam mô Thủy Thiên Phật - Namo Varuṇa-deva Buddha
(Tiêu trừ nghiệp tội giết Bồ Tát trong đời quá khứ)

17. Nam mô Kiên Đức Phật - Namo Bhadra-śrī Buddha
(Tiêu trừ nghiệp tội giết Thánh Nhân trong đời quá khứ)

18. Nam mô Chiên Đàn Công Đức Phật - Namo Candana-śrī Buddha
(Tiêu trừ nghiệp tội ngăn cản việc dâng phụng cho Tăng trong đời quá khứ)

19. Nam mô Vô Lượng Cúc Quang Phật - Namo Ananta-ujjvalana Buddha
(Tiêu trừ nghiệp tội hủy hoại chùa tháp trong đời quá khứ)

20. Nam mô Quang Đức Phật - Namo Prabhasa-śrī Buddha
(Tiêu trừ tất cả nghiệp tội giận dữ trong đời quá khứ)

21. Nam mô Vô Ưu Đức Phật - Namo Aśoka-śrī Buddha
(Tiêu trừ tất cả nghiệp tội tham lam trong đời quá khứ)

22. Nam mô Na La Diên Phật - Namo Nārāyaṇa-śrī Buddha
(Tiêu trừ nghiệp tội một vạn kiếp trong đời quá khứ)

23. Nam mô Công Đức Hoa Phật - Namo Kusuma-śrī Buddha
(Tiêu trừ nghiệp tội một vạn kiếp trong đời quá khứ)

24. Nam mô Thanh Tịnh Quang Du Hý Thần Thông Phật - Namo Brahmajyotir-vikṛditābhijñā Buddha
(Tiêu trừ nghiệp tội bảy kiếp trong đời quá khứ)

25. Nam mô Liên Hoa Quang Du Hý Thần Thông Phật - Namo Padma-jyotirvikṛditābhijñā Buddha
(Tiêu trừ tất cả nghiệp tội của Ý Nghiệp trong đời quá khứ)

26. Nam mô Tài Công Đức Phật - Namo Dhana-śrī Buddha
(Tiêu trừ nghiệp tội trộm cắp vật của Tăng trong đời quá khứ)

27. Nam mô Đức Niệm Phật - Namo Smṛti-śrī Buddha
(Tiêu trừ nghiệp tội hủy báng Cao Tăng trong đời quá khứ)

28. Nam mô Thiện Danh Xưng Công Đức Phật - Namo Suparikirtitanāmadheya-śrī Buddha
(Tiêu trừ nghiệp tội ganh ghét đố kỵ trong đời quá khứ)

29. Nam mô Hồng Diệm Đế Tràng Vương Phật - Namo Indra-ketu-dhavaja-rāja Buddha
(Tiêu trừ nghiệp tội ngạo mạn trong đời quá khứ)

30. Nam mô Thiện Du Bộ Công Đức Phật - Namo Vikrānta-gamin-śrī Buddha)
(Tiêu trừ nghiệp tội nói hai lời trong đời quá khứ)

31. Nam mô Đấu Chiến Thắng Phật - Namo Vijitasaṃgrama Buddha
(Tiêu trừ phiền não trong đời quá khứ)

32. Nam mô Thiện Du Bộ Phật - Namo Suvikrānta Buddha
(Tiêu trừ nghiệp tội dạy bảo người làm việc ác trong đời quá khứ)

33. Nam mô Chu Táp Trang Nghiêm Công Đức Phật (Namo Samantāvabhāsavyūha-śrī Buddha
(Tiêu trừ nghiệp tội tùy vui với điều chẳng tốt lành trong đời quá khứ)

34. Nam mô Bảo Hoa Du Bộ Phật - Namo Ratna-padma-vikramin Buddha
(Tiêu trừ nghiệp tội hủy Pháp, chê Pháp trong đời quá khứ)

35. Nam mô Bảo Liên Hoa Thiện Trụ Sa La Thọ Vương Phật - Namo Ratnapadma-supratiṣṭhita-giri-rāja Buddha
(Tiêu trừ nghiệp tội hủy báng bậc Thượng sư với phá phạm câu thề nguyện trong đời quá khứ)

Viết bình luận

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Bài viết liên quan:

Ý nghĩa bánh xe chuyển pháp luân.

Hỏi: Nhìn phù hiệu bánh xe có 12 căm, có người nói, đó là bánh xe luân hồi. Họ giải thích 12 căm là tượng trưng cho Thập nhị nhân duyên. Có người lại nói, đó là bánh xe Chuyển pháp luân. Xin hỏi: Qua 2 điều nói trên, không biết điều nào đúng ?

Ý nghĩa tràng hạt.

Đáp: Tràng hạt là một phương tiện trong muôn ngàn phương tiện khác. Trong Phật giáo có vô số phương tiện. Mọi hình thức pháp khí hay vật thể đều là những phương tiện. Tuy nhiên, không phải vô cớ mà người ta bày ra. Dĩ nhiên, mỗi một hình thức của một vật thể đều có một ý nghĩa biểu trưng đặc biệt của nó.

Ý nghĩa chắp tay như thế nào?

Người Ấn Độ cho rằng tay phải là tay thần thánh, tay trái là tay bất tịnh. Nhưng nếu 2 tay hiệp lại làm một thì trở thành sự hợp nhất giữa phương diện thánh thiện và nhiễm ô, cho nên hiệp chưởng là biểu hiện bộ mặt chân thật nhất của con người. Nghĩa " Bất cấu bất tịnh " trong Bát Nhã Tâm Kinh chính là ý nầy.

VĂN THÙ CỬU CUNG BÁT QUÁI PHÙ

Văn Thù Cửu Cung Bát Quái Phù do Tổ Sư khai sơn của Mật Tông Tây Tạng là Liên Hoa Sinh Đại Sĩ (Padma-saṃbhava) vì từ bi thương xót tất cả chúng sinh ở Thế Gian do thọ nhận Thời, Không, Phương Vị chẳng cát tường đã sinh ra chướng nạn, nên đặc biệt gom tập ba đất Phạn, Hán, Tạng phá trừ các loại hung sát để trấn nhà cửa, an cư diệu bảo mà thành.

Cúng dường Mandala tịnh hoá bám chấp vun bồi công đức

Mục đích của việc cúng dường mạn-đà-la là xua tan sự bám chấp vào cái tôi và bất cứ kiểu thái độ quan niệm nào mà bám vào thứ gì đó như là của ai đó. Cho đi mọi thứ, nhờ việc cúng dường mạn-đà-la bên ngoài, bên trong và bí mật, sẽ xua tan mọi kiểu bám chấp. Cùng lúc đó, một cách tự nhiên, việc tích lũy công đức được hoàn thành. Người ta nói rằng, việc cúng dường mạn-đà-la đầu tiên được tiến hành sau khi Đức Phật thành tựu Chánh giác, khi vua của các vị trời,...

Chúng sinh bị cột chặt vào sinh tử luân hồi bởi dục vọng và bám chấp

Trải qua suốt vòng luân hồi từ vô thủy cho tới ngày nay, không có một sinh thái (life form) nào mà ta đã chưa từng sinh ra trong đó. Đã bao lần những dục vọng của ta khiến đầu và tứ chi ta đứt rời. Nếu có thể chất đống ở tại một nơi tất cả những tứ chi mà ta đã mất khi làm thân kiến và làm những côn trùng khác thì đống tứ chi ấy còn cao hơn Núi Tu Di. Những giọt nước mắt mà ta đã khóc bởi cái lạnh, cái đói và cái...

Cầu nguyện 21 Lục Độ Phật Mẫu viên mãn mọi tâm nguyện trong những ngày đầu năm mới

Đức Lục Độ Mẫu Phật là một vị Phật có khả năng giải thoát chúng sinh khỏi tất cả những chướng ngại trong cuộc sống, như chướng ngại về công việc, sức khỏe, chướng ngại trong gia đình, trong kinh doanh...Trong các khóa lễ đầu năm mới tại gia đình hay tại các tự viện, người dân các quốc gia vùng Himalaya ngày nay vẫn duy trì truyền thống thực hành pháp tu Lục Độ Phật Mẫu giúp khiển trừ chướng ngại, nạn dịch, hiểm nguy, để cầu nguyện viên mãn mọi tâm nguyện của bản thân cũng như của...

[Mật Tông vấn đáp]

1. Hỏi: Còn quan niệm của người tu Mật ra sao?

Đáp: Phần này trình bày về “cái nhìn” của người tu Mật với nhân sinh và vũ trụ. Điều này rất quan trọng, vì nó là mũi tên chỉ đường, và là cây gậy chống cho hành giả.

Pháp Khí Mật Tông - Bảo Liên. Cung cấp bởi Sapo.
Lên đầu trang
Pháp Khí Mật Tông Pháp Khí Mật Tông Pháp Khí Mật Tông
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng