Dây tết hộp gau mắt ngài Dzambala
Hộp Gau Tây Tạng (có khi được viết là Gao hoặc Ghau). Những hộp Gau được sử dụng rộng rãi trong giới Phật tử ở Nepal, Tây Tạng, Bhutan và Ấn Độ. Người Tây Tạng khi đi xa thường mang theo hộp Gau bên mình, đeo Gau ở trên cổ gần với trái tim để nhắc mình luôn trì giữ Bổn Tôn trong tâm trí. Khi trở về nhà có thể đặt Gau lên bàn thờ hoặc treo trên tường. Không hề rõ xuất sứ, cũng như lí do tại sao có sự xuất hiện của chiếc hộp Ghau, chỉ biết nó đã gắn kết nhiều năm với nhiều người ở Tây Tạng để bảo hộ cho họ.
Hộp Gau được khắc hình Bổn Tôn bên ngoài (hoặc sẽ là tượng đất sét hoặc bằng các chất liệu khác ở bên trong). Mỗi hộp Gau có thể được thiết kế với những kiểu dáng hay những vị Bổn Tôn khác nhau, nhưng về cơ bản thì nội dung và ý nghĩa bảo hộ như nhau. Khát quát mỗi vị chư vị bổn tôn chính là các vị phật của Kim cương thừa, là những vị phật giúp đõ cho cuộc sống con người vượt qua những khó khăn của cuộc sống.Trong hộp Gau chứa những lá cờ đã được cầu nguyện và thánh hóa trong các buổi lễ, hộp Gau cũng có thể chứa đựng trong đó thuốc quý hay đất ở thánh địa. Gau được sử dụng như một bùa hộ mệnh cho người đeo giữ tránh những điềm xấu, các hung tai giáng hạ và giúp thu hút những phước lành của Vũ Trụ. Gau có thể bằng bạc, bằng đồng, vàng hoặc các kim loại khác. Trên hộp Gau có thể trang trí thêm nhiều các loại đá quý, bán quý khác nhau tùy theo mục đích kiến tạo, tạo nên vẻ đẹp khác biệt nhưng vô cùng sang trọng thời thượng, mang tính chất nghệ thuật vô cùng cao.